>>> Bảo mẫu bạo hành bé gái 17 tháng tuổi dẫn đến tử vong bị xử lý ra sao?
>>> Ba mẹ đánh đòn con làm trẻ bị thương tích nhẹ có bị xử lý gì không?
Bạo hành trẻ em là gì?
Theo Tổ chức Sức khỏe thế giới (WHO) khái quát về thuật ngữ “bạo hành trẻ em” như sau:
Bạo hành trẻ em là hành vi ngược đãi và bỏ bê xảy ra với trẻ em dưới 18 tuổi. Nó bao gồm tất cả các loại ngược đãi về thể chất và/hoặc tinh thần, lạm dụng tình dục, bỏ bê, cẩu thả và khai thác thương mại hoặc các hình thức khác, dẫn đến tổn hại thực tế hoặc tiềm ẩn đối với sức khỏe, sự sống còn, sự phát triển hoặc phẩm giá của trẻ trong bối cảnh mối quan hệ trách nhiệm, lòng tin hoặc quyền lực.
Theo pháp luật Việt Nam, trẻ em là người dưới 16 tuổi (Điều 1 Luật Trẻ em 2016, sửa đổi, bổ sung năm 2018) – đây là điểm khác biệt so với quy định của Tổ chức Sức khỏe thế giới (WHO).
Căn cứ Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định một số hành vi bạo hành trẻ em được phân loại thành nhiều hành vi như xâm hại trẻ em; bạo lực trẻ em; bóc lột trẻ em; xâm hại tình dục trẻ em; bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em cụ thể:
-
Hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
-
Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
-
Hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.
-
Các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
-
Hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, bạo hành trẻ em có thể hiểu là hành vi ngược đãi và xâm hại về thể chất lẫn tinh thần đối với trẻ dưới 16 tuổi, trong đó bao gồm các hành vi như xâm hại trẻ em; bạo lực trẻ em; bóc lột trẻ em; xâm hại tình dục trẻ em; bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em.
Hành vi bạo hành trẻ em bị xử phạt như thế nào?
Hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ của hành vi phạm tội.
Thứ nhất, phạt hành chính đối với hành vi bạo hành trẻ em
Căn cứ theo mục 2, Chương II Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định về các vi phạm hành chính trong lĩnh vực trẻ em; trong đó, có quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi bạo lực với trẻ em tại Điều 22 Nghị định này như sau:
"Điều 22. Vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này."
Theo đó, người nào có hành vi bạo lực trẻ em, chẳng hạn như gây tổn hại tinh thần, xúc phạm nhân phẩm của trẻ em; cô lập, xua đuổi trẻ em… có thể bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, người này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em hoặc buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em.
Gây tổn hại đến tinh thần trẻ em có thể bị phạt từ 10 triệu - 20 triệu đồng
Ngoài ra, đối với hành vi vi phạm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em cũng sẽ bị xử phạt hành chính tại Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 21. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật;
b) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.
Theo đó, người có hành vi vi phạm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, chẳng hạn như cha, mẹ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; hoặc cha, mẹ bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm, vật chất với trẻ em… thì sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em có thể bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng."
Ngoài hai trường hợp vi phạm trên, mục 2 Chương II Nghị định số 130/2021/NĐ-CP còn quy định rất nhiều hành vi khác xâm phạm đến thể chất lẫn tinh thần của trẻ em bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy thuộc vào từng loại hành vi, mức độ thiệt hại đối với trẻ em.
Thứ hai, bạo hành trẻ em đi tù bao nhiêu năm?
Hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh như sau:
-
Tội hành hạ người khác tại Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
“Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.”
Từ quy định trên, người nào có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc trường hợp ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (theo Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh Hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người phạm tội này có thể bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
-
Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình tại Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
“Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
Theo đó, cha, mẹ đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể đối với con cái thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và người có hành vi đối xử tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể của người dưới 16 tuổi (là trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em) có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Bạo lực xâm phạm thân thể trẻ dưới 16 tuổi có thể bị phạt tù từ 2-5 năm
-
Trường hợp người nào có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Theo đó, người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ em có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội đó gây ra.
Ngoài ra, người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng của trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh Giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
"Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
…
b) Giết người dưới 16 tuổi;"
Theo đó, người nào có hành vi giết người dưới 16 tuổi có thể bị xử phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình tùy theo mức độ của hành vi phạm tội và hậu quả của hành vi phạm tội gây ra.
Tóm lại, hành vi bạo hành trẻ em nói chung có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với nhiều loại tội danh khác nhau, tùy thuộc vào hành vi phạm tội, mức độ hậu quả của hành vi, tính chất nguy hiểm từng loại hành vi phạm tội… mà sẽ cấu thành từng tội danh khác nhau. Từ đó, mức hình phạt đối với từng loại hành vi phạm tội cũng sẽ khác nhau.
Cần làm gì khi phát hiện bạo hành trẻ em?
Khi phát hiện bạo hành trẻ em, bạn cần hành động ngay lập tức để bảo vệ trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Dưới đây là các bước cụ thể bạn có thể thực hiện:
Bước 1: Ngay lập tức liên hệ với cơ quan chức năng như công an, cơ quan bảo vệ trẻ em, hoặc các tổ chức xã hội có liên quan để báo cáo vụ việc.
Theo khoản 3 Điều 51 Luật Trẻ em năm 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) thì Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
Như vậy, nếu phát hiện hoặc có bằng chứng về bạo hành trẻ em, bạn hãy báo ngay qua:
-
Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111
-
Ứng dụng Tổng đài 111
-
Facebook Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
-
Zalo Tổng đài 111: https://zalo.me/1249273939821550616
Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em
Bước 2: Ngay sau khi trình báo với cơ quan chức năng, bạn cần thực hiện một số công việc sau để hỗ trợ trong việc bảo vệ trẻ em:
Cung cấp thông tin chi tiết về tình huống, bao gồm tên, địa chỉ, và bất kỳ bằng chứng nào có thể hỗ trợ việc điều tra.
Đảm bảo an toàn cho trẻ:
-
Nếu có thể, đưa trẻ ra khỏi tình huống nguy hiểm và đến nơi an toàn.
-
Đảm bảo trẻ được chăm sóc y tế nếu cần thiết.
Ghi lại bằng chứng:
-
Ghi lại mọi chi tiết về vụ việc, bao gồm ngày, giờ, địa điểm, và những gì đã xảy ra.
-
Chụp ảnh hoặc quay video nếu có thể, nhưng hãy đảm bảo an toàn cho bản thân và trẻ.
Hỗ trợ tâm lý cho trẻ:
-
Lắng nghe và an ủi trẻ, giúp trẻ cảm thấy an toàn và được bảo vệ.
-
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý hoặc các tổ chức hỗ trợ trẻ em để giúp trẻ vượt qua chấn thương tâm lý.
Theo dõi và hỗ trợ lâu dài:
-
Tiếp tục theo dõi tình trạng của trẻ và đảm bảo rằng trẻ nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
-
Hỗ trợ trẻ trong việc tái hòa nhập và phục hồi sau khi trải qua bạo hành.
Rùng mình trước những vụ bảo mẫu nhận lương cao nhưng bạo hành trẻ
Trong thời gian gần đây, xã hội đang xôn xao khi chứng kiến nhiều vụ việc bảo mẫu nhận lương cao nhưng lại bạo hành trẻ em một cách dã man, rùng rợn. Những hành vi này không chỉ vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà còn gây tổn thương nghiêm trọng về thể chất và tinh thần cho trẻ. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số vụ việc bảo mẫu bạo hành trẻ em gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây:
Bạo hành trẻ em gây chấn động tại Mái ấm Hoa Hồng
Vụ việc này từng gây xôn xao, phẫn nộ đối với cộng đồng mạng vào đầu tháng 9 vừa qua. Theo đó, một cơ sở nuôi dưỡng gần 100 trẻ em mồ côi, trong đó có cả trẻ sơ sinh. Trong quá trình chăm sóc, một bảo mẫu tên Tuyền đã có hành vi ngồi lên người, nhéo lỗ tai một bé trai khoảng 7 tháng tuổi. Thậm chí, người này còn có hành vi “tác động vật lý” một bé đến mức chảy máu miệng, nhấc lên cao rồi ném xuống nệm.
Sau quá trình tiếp nhận, điều tra vụ việc, ngày 6/9/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với 2 bảo mẫu về tội Hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Vụ bạo hành trẻ tại mái ấm Hoa Hồng
Bảo mẫu chửi bới, nắm tóc trẻ em 2 tuổi
Theo đó, trên mạng xã hội xuất hiện video ghi lại cảnh người phụ nữ dùng tay nắm tóc một đứa trẻ khoảng 2 tuổi giật ra sau, tay còn lại đút thức ăn với hành động vô cùng thô bạo. Đồng thời, người phụ nữ này còn luôn miệng chửi bới, tay còn dùng điều khiển ti vi gõ vào miệng cháu bé.
Ngay lập tức, đoạn video ngắn đã thu hút rất nhiều lượt xem, nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ vô cùng lớn đối với hành vi trên của người phụ nữ. Ở một đoạn video ngắn khác cho thấy cũng đứa trẻ này được nằm ngửa trên chân người phụ nữ; khi đứa trẻ vừa khóc vừa nôn trớ thì người phụ nữ này dùng khăn miết, vặn mũi, miệng và vẫn cưỡng bức đút đồ ăn cho cháu, rồi bà bịt mũi, tát mạnh vào miệng cháu bé.
Với nhiều hành vi bạo hành như trên, ngày 7/12, mẹ của cháu bé trong đoạn video đã có đơn tố cáo người phụ nữ trên lên cơ quan chức năng. Và ngày 10/12, Công an TP. Vũng Tàu đã tạm giữ hình sự đối với bà T.T.B để điều tra hành vi bạo hành trẻ em.
Vụ bảo mẫu chửi bới, nắm tóc bé 2 tuổi
Bảo mẫu được trả lương cao lên đến 60 triệu đồng/tháng hành hạ trẻ sơ sinh
Theo đó, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video với nội dung một người phụ nữ trẻ túm lấy 2 tay của một em bé sơ sinh và lắc mạnh. Người phụ nữ này còn dùng tay vỗ vào lưng bé, sau đó còn lắc mạnh theo hình vòng tròn nhiều lần khiến cho đứa trẻ khóc hoảng lên. Đồng thời, người này còn có hành vi thả em bé nằm xuống giường một cách vô cùng thô bạo, tàn nhẫn.
Qua đó, xác định được người phụ nữ trong đoạn video chỉ mới 21 tuổi, được một gia đình thuê với giá 60 triệu đồng/tháng để chăm sóc một em bé sơ sinh chỉ mới 1 tháng tuổi. Tối 31/5, Công an phường Hoàng Liệt đã ra quyết định tạm giữ đối với đối tượng này để điều tra về hành vi hành hạ trẻ sơ sinh.
Vụ mẫu được trả lương cao lên đến 60 triệu đồng/tháng hành hạ trẻ sơ sinh
Thông qua các vụ việc trên như một hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta về trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc trẻ em; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát và kiểm tra kỹ lưỡng khi lựa chọn bảo mẫu cũng như cần có các biện pháp bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất.
Nếu bạn có thêm thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được nhận hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (09.05.2025)
Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết (06.05.2025)
Phá nhanh vụ trộm vàng tại Phan Thiết: Con gái cùng bạn trai lấy trộm hơn 100 triệu đồng của gia đình (05.05.2025)
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long khiến một người tử vong: Diễn biến pháp lý và trách nhiệm dân sự? (05.05.2025)
Nhân viên trộm đồ của khách trong khách sạn: Vừa bị sa thải, vừa đối mặt án tù? (26.04.2025)
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị xử lý hình sự? (26.04.2025)
Tội rửa tiền: Những thủ đoạn phổ biến và biện pháp ngăn chặn (26.04.2025)
Chơi Niu Niu có bị đi tù không? Mức phạt cao nhất khi tổ chức đánh bạc? (26.04.2025)