Câu hỏi:
Trả lời:
Luật sư tư vấn hình sự giỏi TPHCM, Luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự - Công ty Luật TNHH LHLegal giải đáp vấn đề thắc mắc của chị như sau:
Bố mẹ đánh đập con cái có phải là hành vi bạo lực gia đình?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 được hiểu như sau:
-
Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của các cá nhân, gia đình, tổ chức, cơ quan trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
-
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về tinh thần, thể chất, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.
-
Các hành vi được xem là bạo lực gia đình gồm:
-
Hành hạ, đánh đập, ngược đãi hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến tính mạng, sức khỏe;
-
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây ra hậu quả nghiêm trọng;
-
Lăng mạ hoặc các hành vi cố ý khác xúc phạm nhân phẩm, danh dự;
-
Cưỡng ép kết hôn, tảo hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
-
Cưỡng ép quan hệ tình dục;
-
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ giữa ông bà và cháu; giữa vợ và chồng; giữa cha mẹ và con; giữa anh chị em với nhau;
-
Hủy hoại, chiếm đoạt, đập phá hoặc có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
-
Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ ở;
-
Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
-
Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ chồng đã ly hôn hoặc nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Căn cứ theo quy định trên, ba mẹ đánh đập con cái là hành vi bạo lực gia đình và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Ba mẹ đánh đập con là hành vi bạo lực gia đình
Xem thêm: 04 vụ đánh đập, hành hạ trẻ em gây phẫn nộ dư luận
Mức phạt hành chính việc bố mẹ đánh đập con cái
Tại Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình cụ thể như sau:
“(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
(3) Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.”
Như vậy, nếu cha mẹ đánh đập con cái ở mức nhẹ thì bị xử phạt hành chính từ 5 - 20 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, người vi phạm buộc phải xin lỗi công khai khi nạn nhân yêu cầu và chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh.
Theo đó mức phạt trên chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân còn đối với tổ chức, mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần.
Dùng đòn roi, đánh mắng khiến trẻ bị thương nhẹ ba mẹ có đi tù không?
Đầu tiên về vấn đề đáng mắng, đòn roi gây thương tích cho trẻ thì là 1 trong những hành vi được xem là xâm phạm đến sức khỏe người khác. Đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ tổn thương, không tự bảo vệ mình được nên dù là cha mẹ đi nữa thì các hành động đánh con trẻ đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Tùy vào tính chất mức độ mà nhẹ thì cha mẹ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc nặng là bị xử lý hình sự. Cụ thể:
Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, với hành vi đánh đập, gây thương tích cho con, cha mẹ sẽ bị xử phạt về hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, nếu đánh đập thường xuyên khiến con chịu nhiều đau đớn, tổn thương về thể xác và tinh thần cha mẹ cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (căn cứ khoản 1 điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.) với mức phạt tù cao nhất là 3 năm tù giam cho hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe với người dưới 16 tuổi. Hoặc tội hành hạ người khác với người dưới 16 tuổi.
Như vậy, nếu người nào đánh trẻ em mà gây thương tích nhẹ dù là cha mẹ của trẻ đi nữa thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất là 3 năm tù giam.
Với trường hợp trên nếu chị phát hiện gia đình nhà bên vẫn tiếp tục đánh đập con cái thì chị có thể báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hay người đứng đầu cộng đồng dân cư để tố cáo hành vi của cha mẹ. Cơ quan chức năng can thiệp kịp thời sẽ góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình một cách sớm nhất.
Dịch vụ luật sư bào chữa hình sự Công ty LHLegal
Quyền được thuê Luật sư bào chữa cho mình trong các vụ án hình sự đã được quy định cụ thể Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và hiến pháp 2013, cụ thể như sau: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc người khác bào chữa”.
Công ty LHLegal sở hữu đội ngũ Luật sư giỏi hình sự chuyên tham gia tranh tụng, bào chữa cho bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự cụ thể:
-
Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong các vụ án vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người (các vụ án giết người, đe dọa giết người, cố ý gây thương tích, các vụ án về hiếp dâm, cưỡng dâm….);
-
Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong các vụ án về tội phạm xâm phạm sở hữu (các vụ án cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản….);
-
Luật sư bào chữa hình sự cho bị can, bị cáo trong các vụ án về ma tuý …;
-
Luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng ở các cấp sở thẩm và phúc thẩm
-
Luật sư bào chữa giai đoạn Giám đốc thẩm và Tái thẩm.
-
Luật sư khiếu nại các quyết định, các hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng là cơ quan công an, viện kiểm sát và tòa án.
Chúng tôi luôn hoạt động với châm ngôn “Chính trực và Công bằng” vì vậy trường hợp khách hàng cần thuê Luật sư bào chữa hình sự hãy liên hệ ngay với tư vấn về pháp luật LH Legal.
Ngoài việc sở hữu đội ngũ luật sư bào chữa giỏi trong các vụ án hình sự LHegal còn cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự qua số tổng đài: 1900 2929 01 và cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự uy tín qua email hoặc tư vấn trực tiếp tại văn phòng/ trụ sở Công ty Luật TNHH LHLegal.
Các vấn đề đang vướng mắc của quý khách sẽ được đội ngũ Luật sư tư vấn hình sự giỏi của Công ty LHLegal giải quyết ngay lập tức.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phân biệt tội bắt cóc giam người trái pháp luật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (21.08.2024)
Phân biệt vùng miền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (12.08.2024)
Làm gì khi mua đất bằng giấy viết tay nhưng chủ cũ đã chết? (09.08.2024)
Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố? (26.02.2024)
Công lý được tạo dựng từ pháp luật hay đạo đức? (25.01.2024)
Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án tiền sự không? (20.11.2023)
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Ít nhất 30 người tử vong, trách nhiệm thuộc về ai? (13.09.2023)
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng? (13.09.2023)