logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Đến khi nào Luật hôn nhân đồng giới ở Việt Nam mới được chấp nhận?

Kết hôn đồng giới là gì? Thực trạng hiện nay về hôn nhân đồng giới Quy định của pháp luật về hôn nhân đồng giới? Có nên công nhận kết hôn đồng giới tại Việt Nam?

    Đến khi nào Luật hôn nhân đồng giới ở Việt Nam mới được chấp nhận?

    Câu hỏi:

    Thưa luật sư, Tôi là An tôi sinh ra tại Việt Nam và sau đó cùng gia đình sang định cư ở Pháp. Hiện nay vì công việc của bố mẹ nên tôi và gia đình đã trở về Việt Nam để sinh sống. Khi về Việt Nam tôi có quen Linh hiện là bạn gái của tôi. Chúng tôi dự định sẽ kết hôn và về chung một nhà tuy nhiên chúng tôi băn khoăn rằng không biết quy định pháp luật về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Mong luật sư tư vấn trường hợp của chúng tôi. Tôi xin cảm ơn.

    Trả lời:

    Qua những thông tin mà bạn chia sẻ, luật sư LHLegal xin giải đáp bạn như sau:

    Hôn nhân đồng tính có còn bị pháp luật nghiêm cấm hay không?

    Câu trả lời là đã từng. Vì sao vậy? Chúng ta cùng lật lại quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

    Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định việc kết hôn giữa những người cùng giới là hành vi bị nghiêm cấm. Đồng thời điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP quy định thêm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 500.000 đồng. (Hiện cả 2 quy định này đã hết hiệu lực)

    Sau này, khi Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 có hiệu lực thì điều cấm kết hôn đồng giới đã bị bỏ mà thay bằng quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

    Như vậy từ quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đến Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 là một bước phát triển dài về quy định việc kết hôn đồng giới. Vậy là luật hiện hành không còn cấm kết hôn giữa những người đồng giới nhưng cũng không quy định gì thêm có nghĩa là pháp luật cơ bản vẫn không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

    Hay nói cách khác họ vẫn có thể làm đám cưới (theo thủ tục truyền thống) nhưng sẽ không được làm thủ tục đăng ký kết hôn. Khi đó, hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sẽ không tồn tại và không được pháp luật thừa nhận nên không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; cấp dưỡng; thừa kế; tài sản chung vợ chồng…

    Người đồng giới có thể làm đám cưới nhưng không được làm thủ tục đăng ký kết hôn

    Người đồng giới có thể làm đám cưới nhưng không được làm thủ tục đăng ký kết hôn

    Có thể nói dù chưa dù hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới nhưng nhà nước đã có phần nới lỏng quy định theo sự phát triển của xã hội. Dù không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng  nhưng ngày nhiều cặp đôi đồng tính vẫn kết hôn, tổ chức lễ cưới và về chung một nhà có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như bao cặp vợ chồng khác.

    Khi nào hôn nhân đồng tính được công nhận ở Việt Nam?

    Xã hội hiện nay đang nhìn nhận vấn đề rất khác nhau. Nhiều người nhìn nhận vấn đề này liên quan đến quyền con người, giảm kỳ thị của xã hội, thể hiện tính nhân văn. Nhưng mặt khác, hôn nhân đồng giới được cho là không hợp với truyền thống, thuần phong mỹ tục Việt Nam, cũng không phù hợp với quy luật sinh học và không đảm bảo chức năng gia đình về duy trì nòi giống.

    Việc cho phép và công nhận hôn nhân đồng giới không đơn giản là đưa ra quy định trong Luật hôn nhân & gia đình là xong mà còn phải xem xét, sửa đổi và bổ sung những quy định khác của pháp luật.

    Ví dụ: Bổ sung quy định giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính về quan hệ xác định cha, mẹ, con, quan hệ tài sản, nghĩa vụ cha mẹ, con,...

    Theo các nguyên tắc quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi, phải vừa xuất phát từ thực tế khách quan vừa xuất phát từ bản chất.

    Xem thêm: Việt Nam có chấp nhận hôn nhân đồng giới không?

    Đi chuyển đổi giới thì có được thực hiện hôn nhân đồng tính không?

    Theo Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thì:

    Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và Luật khác có liên quan.

    Căn cứ quy định này, sau khi chuyển đổi giới tính, cá nhân phải đăng ký thay đổi hộ tịch. Sau đó, người này sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Một trong số các quyền nhân thân là quyền đăng ký kết hôn.

    Như vậy, sau khi chuyển giới, đăng ký thay đổi hộ tịch thì người chuyển giới được quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật công nhận.

    Sau khi chuyển giới và thay đổi hộ tịch thì họ có quyền kết hôn với người khác giới tính đã chuyển

    Sau khi chuyển giới và thay đổi hộ tịch thì họ có quyền kết hôn với người khác giới tính đã chuyển

    Trên đây là toàn bộ nội dung mà luật sư ly hôn giỏi LHLegal soạn thảo để trả lời cho câu hỏi: Việt Nam có cấm kết hôn đồng giới không. Hy vọng bài viết này hữu ích đến quý vị.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng: Admin
    Facebook chat