logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Con nuôi có được chia nhà đất như con ruột?

Đối với những gia đình nhận nuôi con nuôi thì một trong những vấn đề mà họ quan tâm là con nuôi có quyền nhận thừa kế không? Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc hưởng di sản thừa kế của con nuôi. Hãy cùng LHLegal tìm hiểu qua bài viết sau.

    Xem thêm bài viết liên quan:

    >>> Con dâu có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ chồng không?

    >>> Hướng dẫn chia thừa kế theo pháp luật

    >>> Thừa kế theo pháp luật

    Con nuôi có được chia nhà đất như con ruột?

    Câu hỏi:

    Tôi được nhận nuôi cách đây 10 năm. Bố nuôi tôi mất từ lâu. Còn mẹ mất vào năm 2020 và không để lại di chúc gì. Tài sản của mẹ để lại là ngôi nhà cấp bốn và 01 mảnh đất. Cho tôi hỏi, tôi có được nhận thừa kế giống như các anh, chị là con đẻ của mẹ không? Vì tôi nghe anh, chị nói tôi là con nuôi nên không có quyền nhận thừa kế.

    Nội dung tư vấn:

    LHLegal đã nhận được câu hỏi từ bạn, LHLegal sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau:

    Vì mẹ nuôi của bạn không để lại di chúc nên di sản mà mẹ bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015). Do đó, căn nhà và mảnh đất của mẹ bạn sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. (điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015). Ngoài ra, tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Như vậy, bạn có thể được hưởng một phần di sản là căn nhà và mảnh đất do mẹ nuôi để lại.

    Tuy nhiên, vì thông tin bạn cung cấp chưa rõ, nên LHLegal tư vấn cho bạn qua các trường hợp sau:

    Trường hợp thứ nhất: 

    Bạn và mẹ nuôi của bạn đã xác lập quan hệ mẹ nuôi - con nuôi theo đúng quy định của Luật nuôi con nuôi 2010. Cụ thể, tại thời điểm mẹ bạn nhận nuôi bạn, mẹ bạn phải đăng ký về việc nhận nuôi con nuôi tại UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của mẹ nuôi hoặc của bạn. Trong trường hợp này, nếu đã xác lập quan hệ mẹ nuôi - con nuôi thì bạn hoàn toàn có quyền nhận một phần di sản thừa kế như các anh, chị là con đẻ của mẹ nuôi bạn. Do đó, bạn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế đối với căn nhà và mảnh đất mà mẹ nuôi đã để lại. Thời hiệu để bạn yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp các anh, chị là con đẻ của mẹ nuôi bạn không đồng ý với việc chia di sản thừa kế thì bạn và những đồng thừa kế này có thể thỏa thuận với nhau. Nếu không thỏa thuận được về việc chia di sản thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết. 

    Ngoài ra, khi bạn “Từ chối nhận di sản” hoặc thuộc trường hợp “Người không được quyền hưởng di sản” theo quy định tại Điều 620, 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì bạn sẽ không nhận được bất kỳ giá trị nào từ căn nhà và mảnh đất do mẹ nuôi để lại.

    Theo đó, nếu bạn bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của mẹ nuôi; có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của các anh, chị là con đẻ của mẹ nuôi nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ căn nhà và mảnh đất thì bạn hoàn toàn không có quyền hưởng di sản do mẹ nuôi bạn để lại. 

    Trường hợp thứ hai:

    Dù mẹ nuôi và bạn có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc lẫn nhau như mẹ nuôi cho bạn ăn học, cung cấp chỗ ở, chăm sóc khi bạn bị đau ốm, bệnh tật,…  nhưng bạn và mẹ nuôi chưa xác lập quan hệ mẹ nuôi - con nuôi, không đăng ký về việc nhận nuôi con nuôi tại UBND cấp xã, huyện, thị trấn theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010 mà chỉ thỏa thuận bằng miệng về việc nhận nuôi thì trong trường hợp này bạn sẽ không được hưởng di sản thừa kế mà mẹ nuôi bạn để lại. 

    Tìm luật sư giỏi Dân sự

    Công ty Luật TNHH LHLegal chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực Dân sự như giải quyết tranh chấp tài sản trong hợp đồng vay, giải quyết tranh chấp tài sản về thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp thừa kế, …

    Tìm luật sư giỏi Dân sự

    Với đội ngũ luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, chúng tôi cam kết sẽ giải quyết các vấn đề mà bạn đang gặp phải về Dân sự. Khách hàng nếu có nhu cầu liên quan đến các vấn đề xảy ra trong lĩnh vực Dân sự, hãy gọi ngay đến Hotline: 1900 2929 01 hoặc để lại thông tin qua email: Hoa.le@luatsulh.com; LHLegal@luatsulh.com

    Với đội ngũ Luật sư giỏi Dân sự uy tín, chất lượng có kinh nghiệm hành nghề nhiều năm, chúng tôi tự hào và cam kết sẽ bảo đảm quyền và lợi ích của khách hàng cũng như đề ra hướng giải quyết hiệu quả đối với vấn đề mà bạn đang gặp phải trong Dân sự. Nếu bạn có nhu cầu liên quan đến lĩnh vực Dân sự hãy đến với Luật sư giỏi Dân sự để được tư vấn và được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng:
    Facebook chat