>>> Ngoại tình dẫn đến việc vợ/chồng tự sát có bị phạt tù không?
>>> Vợ/ chồng ngoại tình có bị đi tù không?
Câu hỏi:
Trả lời:
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến LHLegal, sau đây Luật sư của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của chị như sau:
Phân tích hành vi đăng tải thông tin cá nhân và hình ảnh nhạy cảm
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo đảm an toàn. Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Cho nên, khi muốn đăng tải công khai hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác, chị phải được sự đồng ý của người đó, nếu tự ý thực hiện mà không được sự cho phép thì hành vi đó được xem là hành vi trái pháp luật. Và chủ thông tin đó có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện nếu nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Ngoài ra, trong trường hợp phát sinh thiệt hại thực tế thì chủ thông tin có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Ngoài ra, hành vi đăng tải công khai hình ảnh nhạy cảm, thông tin cá nhân của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm…”
Từ quy định trên, hành vi đăng tải công khai thông tin cá nhân, hình ảnh nhạy cảm của người khác được xem là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Tội phạm này có cấu thành hình thức, tức là tội làm nhục người khác được xem là hoàn thành khi người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Cho nên, khi chị thực hiện hành vi đăng tải các thông tin cá nhân, hình ảnh nhạy cảm của người khác thì được xem là chị đã hoàn thành hành vi phạm tội, đủ yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Các vi phạm pháp luật có thể xảy ra
Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự)
Theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội làm nhục người khác như sau:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Từ quy định trên, các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác bao gồm:
-
Khách thể: quyền được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người là khách thể trực tiếp bị xâm phạm. Đối tượng tác động là danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người.
-
Mặt khách quan: hành vi làm nhục người khác là hành vi có tính chất xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự, uy tín của người khác. Hành vi đó có thể biểu hiện dưới lời nói: sỉ nhục, chửi rủa người khác... hoặc hành động khác như viết, vẽ, ném, đăng tải hình ảnh nhạy cảm để sỉ nhục, lăng mạ người khác… Mặc dù tội phạm này có cấu thành hình thức, hậu quả không là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm cơ bản, nhưng hậu quả đóng vai trò rất lớn trong việc định khung hình phạt cho tội làm nhục người khác. Chẳng hạn, hậu quả do hành vi làm nhục người khác là khiến cho nạn nhân bị rối loạn tâm thần với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 40%, đủ yếu tố xử phạt tù với mức khung hình phạt từ 03 tháng đến 02 năm.
-
Mặt chủ quan: Tội làm nhục người khác được thực hiện với lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức rất rõ về tính nguy hiểm của hành vi, nhưng vẫn chọn thực hiện hành vi đó và mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả là ảnh hưởng xấu đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân.
-
Chủ thể: Chủ thể của tội làm nhục người khác là người có đầy đủ trách nhiệm hình sự từ đủ 16 tuổi trở lên .
Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 05 năm tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi đó gây ra. Ngoài ra, người phạm tội làm nhục người khác có thể hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Vi phạm quyền bí mật đời tư (Điều 38 Bộ luật Dân sự)
Theo Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
“Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Theo quy định trên, quyền về đời sống riêng, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được xem là quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Quyền này cũng được Hiến pháp bảo vệ vì đây là một trong những quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Cho nên, không ai được quyền xâm phạm thông tin về đời sống riêng tư của người khác. Qua đó, có thể thấy hành vi đăng tải công khai thông tin cá nhân và hình ảnh nhạy cảm của chị được xem là hành vi xâm phạm thông tin về đời sống riêng tư của người khác. Trong trường hợp phát sinh thiệt hại thì chị có thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị xâm phạm. Thiệt hại do hành vi trên có thể bao gồm thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt, hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Đăng tải thông tin công khai và hình ảnh nhạy cảm là xâm phạm thông tin về đời sống riêng tư của người khác
Xử Phạt vi phạm hành chính
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
…”
Như vậy, hành vi đăng tải công khai hình ảnh nhạy cảm, thông tin cá nhân người khác được xem là hành vi lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm uy tín, nhân phẩm của cá nhân. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính dưới hình thức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Hậu quả pháp lý bạn có thể phải gánh chịu
Trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội làm nhục người khác, xét thấy:
-
Khách thể: xâm phạm trực tiếp quyền được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người.
-
Mặt khách quan: chị đã có hành vi đăng tải công khai hình ảnh nhạy cảm và thông tin cá nhân của người khác lên trên mạng xã hội, đây được xem là hành vi có tính chất xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
-
Mặt chủ quan: chị nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện nhưng chị vẫn thực hiện hành vi đó. Chị mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xấu về nhân phẩm, danh dự của nạn nhân xảy ra.
-
Chủ thể: khi thực hiện hành vi phạm tội, chị có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và chị đã có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự, uy tín của người khác.
Từ các dấu hiệu trên, chị có thể bị cấu thành tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Các hình phạt chị có thể phải gánh chịu bao gồm phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm do hành vi mà chị thực hiện, hậu quả do hành vi đó gây ra… để từ đó xác định khung hình phạt nhằm xử phạt nghiêm minh hành vi phạm tội trên.
Trách nhiệm hành chính
Theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
…”
Như vậy, hành vi lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân do chị thực hiện có thể bị xử phạt hành chính, với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị phạt đến 20 triệu đồng
Trách nhiệm dân sự
Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Từ quy định trên, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi đăng tải hình ảnh nhạy cảm, thông tin cá nhân của người khác gồm:
-
Có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, cụ thể là hành vi đăng tải hình ảnh nhạy cảm, thông tin cá nhân của người khác lên mạng xã hội.
-
Có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm có thể bao gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; bù đắp tổn thất về tinh thần…
-
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và thiệt hại xảy ra.
Xét thấy, nếu chị thỏa mãn đủ 3 căn cứ trên, chị có thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Ngoài ra, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Lời khuyên và cách xử lý tình huống hiện tại
Gỡ bỏ ngay lập tức các bài đăng chứa thông tin cá nhân và hình ảnh nhạy cảm
Việc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân, hình ảnh nhạy cảm của người khác mà không có sự đồng ý được xem là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính, phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chính vì thế, gỡ bỏ các bài đăng ngay lập tức không chỉ giảm thiểu hậu quả pháp lý mà còn thể hiện thiện chí khắc phục sai lầm. Bạn có thể xóa toàn bộ bài đăng trên Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác (nếu có). Trong trường hợp bài đăng đã bị lan truyền, bạn hãy liên hệ với các bên có liên quan (ví dụ: quản trị viên của trang web) để hỗ trợ gỡ bỏ ngay lập tức.
Tìm kiếm sự tư vấn pháp lý từ luật sư chuyên nghiệp. Luật sư sẽ giúp bạn đánh giá tình hình, đưa ra lời khuyên cụ thể và bảo vệ quyền lợi của bạn trong trường hợp bị kiện
Luật sư sẽ giúp bạn đánh giá tình hình, xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi; đưa ra lời khuyên cụ thể về quyền và trách nhiệm pháp lý của bạn; bảo vệ bạn trong trường hợp bị kiện hoặc bị xử lý pháp luật. Bạn có thể lựa chọn luật sư chuyên về lĩnh vực dân sự, hình sự tùy thuộc vào bản chất vụ việc. Đồng thời, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan để luật sư đưa ra phân tích chính xác.
Về việc tìm kiếm sự tư vấn của luật sư, bạn có thể cân nhắc lựa chọn LHLegal. Tại đây, chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi, chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bạn trong việc tư vấn, giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện thủ tục tố tụng (trong trường hợp bạn bị khởi kiện).
Chuẩn bị tinh thần cho việc đối mặt với vụ kiện (nếu có)
Nếu bên bị ảnh hưởng quyết định khởi kiện, bạn sẽ phải đối mặt với các thủ tục tố tụng. Chính vì thế, việc chuẩn bị tốt giúp bạn giảm bớt áp lực tâm lý và chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Ngoài ra, bạn cần thu thập các bằng chứng hoặc tài liệu chứng minh bạn không cố ý gây hại (nếu có); theo dõi sát sao các bước tiếp theo của vụ việc và hợp tác đầy đủ với cơ quan pháp luật.
Tìm hiểu về quy trình tố tụng dân sự/hình sự
Quy trình tố tụng dân sự và hình sự được tiến hành khác nhau. Chính vì thế, việc hiểu rõ quy trình tố tụng giúp bạn nắm bắt được các bước xử lý, thời gian và quyền lợi của mình. Ngoài ra, tìm hiểu về các quy trình tố tụng khác nhau giúp cho bạn tránh bị động hoặc thiếu thông tin trong quá trình giải quyết vụ việc. Bạn có thể tra cứu thông tin từ các nguồn pháp lý chính thống (Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự). Hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến từ luật sư, chuyên gia pháp lý… để hiểu rõ hơn từng giai đoạn tố tụng.
Phòng tránh các tình huống tương tự trong tương lai
Để tránh lặp lại những tình huống có thể dẫn đến hậu quả pháp lý, cần có sự kiểm soát tốt cảm xúc và ý thức tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích về phòng tránh các tình huống tương tự trong tương lai:
Kiềm chế cảm xúc, tránh những hành động bộc phát
Vì cảm xúc tức giận, thất vọng hoặc tổn thương có thể khiến bạn đưa ra những quyết định thiếu suy nghĩ, chẳng hạn như đăng tải thông tin cá nhân, hình ảnh nhạy cảm, hoặc phát ngôn công kích người khác. Những hành động này không chỉ ảnh hưởng đến danh dự của người khác mà còn đặt bạn vào rủi ro pháp lý. Chính vì thế, hãy dừng lại và suy nghĩ trước khi hành động, đặc biệt trong các tình huống căng thẳng. Bạn có thể trò chuyện với bạn bè, người thân, hoặc chuyên gia tâm lý để tìm cách giải tỏa cảm xúc thay vì hành động tiêu cực. Đồng thời, bạn phải luôn cân nhắc hậu quả lâu dài của bất kỳ việc làm nào liên quan đến việc chia sẻ thông tin lên mạng xã hội.
Tôn trọng quyền riêng tư của người khác
Quyền riêng tư là một quyền cơ bản được pháp luật bảo vệ. Việc xâm phạm quyền riêng tư của người khác, dù cố ý hay vô ý, đều có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng, chẳng hạn như bị kiện về tội làm nhục, vu khống hoặc tiết lộ bí mật cá nhân. Cho nên, bạn không được đăng tải, chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác mà không có sự đồng ý. Đồng thời, bạn cần tránh tham gia vào các hoạt động lan truyền thông tin nhạy cảm trên mạng xã hội.
Xây dựng ý thức pháp luật và kỹ năng giao tiếp
Bạn cần hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến quyền riêng tư và hành vi trên mạng xã hội sẽ giúp bạn tránh vi phạm một cách vô tình. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn giải quyết xung đột hoặc hiểu lầm một cách văn minh, không cần đến các hành động tiêu cực. Bạn có thể tìm hiểu các quy định pháp luật về an ninh mạng, quyền riêng tư, và luật dân sự; học cách phản hồi hoặc xử lý vấn đề một cách khéo léo, tránh lời nói hoặc hành động làm tổn thương người khác.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Mang thai bị ép điều chuyển việc: Kiện công ty có đòi lại quyền lợi được không? (01.04.2025)
Không thể bỏ qua: Đánh ghen như thế nào cho đúng luật? (03.01.2025)
Con cái bất hiếu, bố mẹ có đòi lại được đất đã cho? (05.10.2022)
Mua nhầm xe trộm cắp, phải làm sao? (04.10.2022)
Di chúc viết tay không công chứng có hợp pháp? (20.09.2022)
Tài xế tông xe nhưng không đền tiền phải làm sao? (12.09.2022)
Con nuôi có được chia nhà đất như con ruột? (05.09.2022)
Tông chết người không do lỗi của mình có phải bồi thường không? (31.08.2022)