Trường hợp vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm thì Tòa án xử lý như thế nào?

Câu hỏi

Tôi là nông dân nên hàng ngày lên rừng đốn củi, trong lúc đốn củi thì tôi phát hiện một chiếc sừng tê giác gần đó, và được biết đây là loài động vật quý hiếm nên có thể người nào đó đã giết hại tê giác để lấy sừng nhưng gặp sự cố đã bỏ chạy và để lại chiếc sừng này. Tôi đã trình báo lên Cơ quan Công an cùng với vật chứng. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm và khi vụ án đưa được khởi tố thì Tòa án xử lý vật chứng này như thế nào? Tôi cảm ơn

LHLegal cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, chúng tôi xin được cung cấp các thông tin dưới đây.

Hành vi giết tê giác để lấy sừng có vi phạm pháp luật không?

Qua thông tin mà bạn cung cấp, khi phát hiện chiếc sừng tê giác nhưng lại không thấy được thủ phạm do có thể gặp sự cố. Như vậy, hành vi giết tê giác để lấy sừng là phạm pháp. Bởi tê giác thuộc một trong những loài động vật quý hiếm và đang được bảo tồn. Hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã như sau:

“Người nào vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật quy định tại điểm a khoản này; ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,05 kilôgam đến dưới 01 kilôgam;....”

Mức phạt tiền cao nhất là 2.000.000.000 đồng và cao nhất là 5 năm tù giam đối với hành vi giết là lấy sừng tê giác.

Hành vi giết lấy sừng tê giác sẽ bị phạt cao nhất 5 năm tù giam

Vật chứng mà bạn có được chính là chiếc sừng trong vụ án hình sự là nguồn chứng cứ quan trọng mà thông qua đó có quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng có thẩm quyền có thể rút ra được chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như những tình tiết khác giúp cho việc giải quyết vụ án đúng đắn.

Nhưng mỗi vật chứng lại có những đặc điểm khác nhau, vì thế cũng sẽ có những phân loại riêng biệt để xử lý theo quy định.

Xem thêm: Người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc di tích lịch sử - Văn hóa danh lam thắng cảnh từ 100 triệu đồng trở lên thì phạm tội gì?

Vật chứng sẽ được phân loại như thế nào?

Nhìn chung, vật chứng có các cách phân loại sau:

Căn cứ vào mối quan hệ giữa vật gây dấu vết của tội phạm và vật bị tác động

Vật chứng được phân thành các loại

  • Vật chứng là những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; Vật chứng là vật mang dấu vết tội phạm;

  • Vật chứng là những vật được coi là đối tượng của tội phạm;

  • Vật chứng là tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.

Căn cứ vào giá trị chứng minh

Vật chứng được chia thành các loại:

  • Vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm;

  • Vật chứng có giá trị chứng minh người phạm tội là những vật chứng có chứa đựng chứng cứ có thể xác định được ai là người thực hiện hành vi phạm tội;

  • Vật chứng có giá trị chứng minh những tình tiết khác liên quan đến tội phạm là vật chứng chứa đựng chứng cứ có giá trị chứng minh chủ sở hữu, người bị hại, yêu cầu bồi thường,…

Căn cứ vào giá trị sử dụng

Vật chứng được phân thành:

  • Vật chứng có giá trị sử dụng;

  • Vật chứng không có giá trị sử dụng.

Căn cứ vào thời gian tồn tại giá trị sử dụng:

Vật chứng được chia thành:

  • Vật chứng thuộc loại mau hỏng;

  • Vật chứng là loại dễ bị phân hủy;

  • Vật chứng thuộc loại tài sản có thời hạn sử dụng ngắn.

Căn cứ vào tính chất đặc biệt của vật chứng

Người ta chia vật chứng thành:

  • Vật chứng là loại tiền, vàng, kim khí quý, đá quý;

  • Vật chứng là vật cấm lưu hành: vũ khí, đạn dược, chất cháy, chất phóng xạ, chất ma túy;

  • Vật chứng là tài sản thông thường…

Từ việc phân loại trên, tùy theo tiêu chí khác nhau thì vật chứng được phân ra thành các loại khác nhau, nhưng mỗi cách phân loại phải bao hàm tất cả các vật chứng. Mỗi cách phân loại có những ưu điểm và hạn chế của nó, cho nên phân loại vật chứng theo tiêu chí nào phụ thuộc vào mục đích đặt ra nhằm tận dụng ưu điểm của mỗi căn cứ.

Mỗi loại vật chứng có các cách thức phân loại khác nhau, vì thế việc Tòa án xử lý vật chứng cũng sẽ có những cách xử lý riêng biệt.

Tùy vào vật chứng mà Tòa sẽ có những cách xử lý riêng

Tòa án xử lý vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm trong vụ án hình sự như thế nào?

Quy định tại Điều 07 Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP như sau:

“1. Việc xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện như sau:

a) Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

b) Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

c) Vật chứng khác không thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

2. Đối với vật chứng đã được xử lý theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, khi xét xử, Tòa án căn cứ vào biên bản thu giữ, bản ảnh, dữ liệu điện tử, biên bản giám định, biên bản giao nhận, quyết định xử lý vật chứng và các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan trong hồ sơ vụ án để giải quyết.

3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành.”

Như vậy, đối với vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm thì Tòa án sẽ tịch thu hoặc tiêu hủy.

Bên cạnh đó, vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Liên hệ Luật sư giỏi hình sự tại TP.HCM

Công ty Luật TNHH LHLegal - Luật sư giỏi hình sự tại TP.HCM chuyên cung cấp các dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật về hình sự, đại diện khách hàng tham gia tranh tụng, bào chữa, soạn thảo các văn bản pháp lý trong lĩnh vực hình sự. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm cùng phương châm “Chính trực và công bằng”, chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, bảo vệ lợi ích khách hàng một cách triệt để đúng với quy định của pháp luật.

Truy cập tại đây để xem thêm về Luật sư hình sự giỏi LHLegal

Nếu có  bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí