Xem Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm
Dạy thêm, học thêm là nhu cầu của giáo viên và học sinh nhằm củng cố, rèn luyện và nâng cao kiến thức. Tuy nhiên, để đảm bảo tính công bằng và chất lượng giáo dục, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định nhằm quản lý hoạt động này một cách chặt chẽ. Từ ngày 14/02/2025 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm (sau đây gọi tắt là Thông tư 29) có hiệu lực pháp luật. Một số điểm mới về quy định dạy thêm, học thêm như sau:
Việc dạy thêm không bị "khai tử" hoàn toàn, nhưng cũng không được phép tồn tại một cách vô điều kiện. Pháp luật đã dựng lên một "hàng rào" pháp lý, phân chia rõ ràng những trường hợp dạy thêm được phép "bước qua" và những trường hợp buộc phải "dừng lại". Tuy nhiên, "hàng rào" này có đủ vững chắc để ngăn chặn những biến tướng của việc dạy thêm hay không? Hay nó sẽ trở thành một "lối tắt" cho những hành vi vi phạm?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 29, các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm bao gồm:
Cấm dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Giáo viên đang dạy tại nhà trường không được dạy thêm có thu tiền học sinh đối với học sinh do chính giáo viên đó đang dạy học theo sự phân công của nhà trường.
Như vậy, giáo viên đang dạy tại nhà trường vẫn được dạy thêm có thu tiền học sinh đối với các học sinh khác.
Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Do đó, giáo viên trường công có thể dạy thêm dưới hình thức như dạy học cho các cơ sở dạy thêm.
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 29, cấm dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Thông tư 29, việc dạy tiếng Anh không theo chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo không được xem là hoạt động dạy thêm vì nội dung không giống với nội dung học sinh được học tại trường. Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 29, trường hợp dạy tiếng Anh không theo Chương trình giáo dục thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Vì vậy, giáo viên được phép dạy tiếng Anh không theo chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho học sinh tiểu học nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
Được nhưng theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 29 thì phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp.
Giáo viên tự do phải đăng ký hộ kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp để dạy thêm
Được nhưng phải tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 29. Theo đó, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Theo quy định này, giáo viên trường công không được đứng tên làm chủ hộ để đăng ký kinh doanh dạy thêm mà chỉ được làm thành viên hộ kinh doanh hoặc ký hợp đồng dạy thuê cho cơ sở dạy thêm có đăng ký kinh doanh ngành nghề dạy thêm.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29 quy định giáo viên còn phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Thông tư 29.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, điều kiện để được đứng tên thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam gồm:
Là công dân Việt Nam
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Từ đủ 18 tuổi trở lên
Không thuộc các trường hợp pháp luật cấm
Như vậy, trong quy định này không yêu cầu về bằng cấp của người đứng tên thành lập hộ kinh doanh. Do đó, người đứng tên thành lập hộ kinh doanh dạy thêm không cần phải có bằng cấp gì.
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 29, cơ sở dạy thêm có thu tiền của học sinh phải thực hiện các yêu cầu sau:
Đăng ký kinh doanh (có thể dưới dạng Hộ gia đình, thành lập doanh nghiệp)
Chỉ cần đăng ký kinh doanh, không cần xin giấy phép.
Trước khi tuyển sinh dạy thêm, học thêm phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi đặt trụ sở dạy thêm về các thông tin sau:
các môn học được tổ chức dạy thêm;
thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo khối lớp;
địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm;
danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm.
Hiện nay, chưa có quy định về việc dạy thêm không thu tiền phải đăng ký kinh doanh. Do đó, dạy thêm không thu tiền không cần phải đăng ký kinh doanh nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc dạy thêm được quy định tại Điều 3 Thông tư 29.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm có:
Trường hợp cá nhân đăng ký hộ kinh doanh |
Trường hợp các thành viên trong gia đình đăng ký hộ kinh doanh |
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh |
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh |
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh |
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh |
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh |
|
Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh |
Hiện nay, chưa có quy định về việc xin giấy phép kinh doanh dạy thêm của Sở, do đó, sau khi đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm thì không cần phải xin giấy phép dạy thêm của Sở giáo dục nữa.
Sau khi có Giấy đăng ký kinh doanh dạy thêm, giáo viên bắt buộc phải làm 03 việc sau để được dạy thêm có thu tiền một cách hợp pháp.
Đăng ký mã số thuế tại Chi cục thuế
Sau khi được cấp mã số thuế thì phải nộp thuế môn bài và đăng ký kê khai và nộp thuế theo 1 trong 2 hình thức: khoán hoặc từng lần phát sinh.
Chủ hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm phải nộp Thuế thu nhập cá nhân
Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết thông tin liên quan đến dạy thêm tại cơ sở dạy thêm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 29.
Giáo viên dạy thêm phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Nếu HĐLĐ từ 3 tháng trở lên thì tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần;
thuế TNCN được tính = Thu nhập chịu thuế x thuế suất (theo biểu thuế suất thu nhập cá nhân).
Hợp đồng lao động dưới 3 tháng và không ký hợp đồng lao động: khấu trừ 10% trên thu nhập của giáo viên theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
Giáo viên dạy thêm phải nộp thuế TNCN
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01