Quốc Hội thông qua Luật Đầu tư (sửa đổi): Kinh doanh dịch vụ đòi nợ chính thức bị cấm hoạt động

Ngày 17 tháng 06 năm 2020 vừa qua, Quốc Hội chính thức thông qua Luật Đầu tư (sửa đổi). 

Liên quan đến việc đưa dịch vụ đòi nợ trở thành ngành, nghề bị cấm đầu tư tại Luật Đầu tư (sửa đổi), Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội trình 02 phương án để Quốc Hội xem xét, quyết định thể hiện tại Điều 6.1 Luật Đầu tư (sửa đổi), như sau:

  • Phương án 1: Quy định kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh.
  • Phương án 2: Không quy định cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” mà quy định tại danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như luật Đầu tư hiện hành.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ cho thấy rằng thời gian qua có nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kinh doanh dịch vụ này để biến tướng thành các băng nhóm cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen...

Hơn nữa, theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, đóng góp của loại ngành nghề này vào ngân sách và sự phát triển kinh tế - xã hội không đáng bao nhiêu.

Chính do đó, có tới 90,27% tổng số đại biểu Quốc Hội tán thành việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ chính thức không được phép hoạt động. 

Kết quả biểu quyết. Nguồn ảnh: Internet

Như vậy, đến nay có 08 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư (sửa đổi), bao gồm:

a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật bị cấm quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật rừng, thực vật rừng hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I của Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm khai thác có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 

Bên cạnh đó, tuy Luật Đầu tư (sửa đổi) đã được thông qua nhưng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về việc “chưa quản đã cấm”. Theo đó, bộ phận này cho rằng chỉ nên đặt vấn đề cấm khi đó là giải pháp cuối cùng, không còn cách nào khác để quản lý thì mới cấm. luật sư giỏi về đất đai

Quý Độc giả có ý kiến như thế nào về quy định nêu trên?

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 6 năm 2020

********************

Mọi ý kiến cần tư vấn, trao đổi xin vui lòng liên hệ về chúng tôi tại địa chỉ:

CÔNG TY LUẬT TNHH LHLEGAL luật sư giỏi về đất đai

Trụ sở: 17A Phan Bội Châu, P.2, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh: số 5 Đường số 6, P. Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Email: Hoa.Le@LuatSuLH.Com

Hotline: 0903 79 68 30

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí