Nghị định 35/2020/NĐ-CP - Khung pháp lý mới để thực thi Luật Cạnh Tranh 2020

Pháp luật về cạnh tranh với vai trò điều tiết, điều chỉnh sự cạnh tranh trong nền kinh tế đã trở thành “cánh tay đắc lực” của Nhà Nước trong việc quản lý, thúc đẩy các hoạt động kinh tế tại Việt Nam. Ngày 12/6/2018, Quốc Hội ban hành Luật Cạnh tranh 2018 thay thế cho Luật cạnh tranh 2004, với những thay đổi quan trọng, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Sau gần hai năm kể từ thời điểm ban hành, ngày 24 tháng 3 năm 2020, Chính Phủ chính thức ban hành nghị định 35/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là “Nghị định 35”) hướng dẫn chi tiết một số quy định trong Luật Cạnh tranh 2018.

Nghị định 35 trên quy định cách hiểu, xác định những khái niệm được sử dụng trong Luật cạnh tranh 2018. Cụ thể:

1.     Thị trường liên quan

Tại Điều 3, Nghị định 35 quy định thị trường liên quan được xác định bởi Ủy ban cạnh tranh Quốc gia dựa trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.

Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Trong đó:

−    Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có sự giống nhau hoặc tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố sau:Đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ; Thành phần của hàng hóa, dịch vụ; Tính chất vật lý, hóa học của hàng hóa; Tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ; Tác dụng phụ của hàng hóa, dịch vụ đối với người sử dụng; Khả năng hấp thu của người sử dụng; Tính chất riêng biệt khác của hàng hóa, dịch vụ.

−    Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng chủ yếu giống nhau.

−    Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả khi giá của hàng hóa, dịch vụ chênh lệch nhau không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự. 

Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận. 

2.     Sức mạnh thị trường đáng kể

Sức mạnh thị trường đáng kể là yếu tố được xem xét khi Ủy ban Cạnh tranh xác định doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hay không. Để bổ sung một số yếu tố xác định sức mạnh thị trường đáng kể được đã được đề cập tại Điều 26 Luật Cạnh tranh 2018, Nghị định 35 đã quy định thêm chi tiết nội dung của từng yếu tố này, qua đó giúp cho các Ủy ban Cạnh tranh cũng như các cơ quan nhà nước có thêm cơ sở để áp dụng những quy định này.

3.    Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Tương tự như nội dung về sức mạnh thị trường đáng kể, nghị định này cũng đã hướng dẫn cụ thể cách đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của một thỏa thuận. Theo đó, đối với từng yếu tố sẽ được áp dụng trong các trường hợp cụ thể. Ngoài ra, Nghị định 35 cũng đã quy định trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là không gây ra hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể, cụ thể:

−     Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan, khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 5%;

−     Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh & các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định, khi thị phần của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 15%.

4.     Nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế

Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (ngoại trừ tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán) có nghĩa vụ thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh trước khi tham gia tập trung kinh tế nếu:

−     Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

−     Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

−     Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên;

−     Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 06 năm 2020

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí