Cho vay lãi suất bao nhiêu thì có thể phạm tội cho vay lãi nặng?

>>> Cho vay nặng lãi là gì? có kiện người cho vay nặng lãi được không?

>>>  Cho vay lãi cao có thể khởi kiện khi con nợ không trả tiền được không?

Lãi suất cho vay hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

"Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

"Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."

Như vậy: Lãi suất cho vay hiện tại đúng luật là mức lãi suất không vượt quá 20%/ năm.

Mức lãi suất cho vay đúng luật không được vượt quá 20%/năm

Các hình thức cho vay lãi nặng phổ biến hiện nay

“Cho vay lãi nặng" là thuật ngữ được quy định trong BLDSHH, tuy nhiên ngôn ngữ thông thường người dân thường lại gọi hình thức cho vay ăn lời cao ngất ngưởng là cho vay nặng lãi. Với những lời mời gọi alo là có tiền, lãi suất thấp, không cần thế chấp, các đối tượng cho vay nặng lãi đã cuốn những người đang gặp khó khăn về tiền bạc vào vòng xoay trả lãi nhằm thu lợi bất chính.

Cho vay lãi nặng hiện nay có nhiều hình thức cho vay, trả lãi vay đa dạng, cũng nhiều chiêu trò đẩy người vay tiền vào cảnh khốn cùng. Điển hình là hình thức cho vay lãi nặng được gọi là “vay tín chấp tính lãi ngày” hay “lãi nằm”. Đặc điểm của hình thức này là người vay không cần thế chấp bất cứ tài sản gì, chỉ cần giao căn cước công dân hoặc Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) photo sẽ nhận được toàn bộ khoản tiền muốn vay, lãi suất tính theo ngày và 10 ngày thu lãi 1 lần theo thỏa thuận, lãi suất được đặt ra là 7.000 đồng/1.000.000 đồng/ 1 ngày, đây là cho vay lãi nặng với lãi suất tương ứng từ 109,5% đến 255,5%/ năm. 

Còn có hình thức vay gối đầu, khi người vay chưa trả hết khoản vay 1 đã phát sinh khoản vay 2, 3,.. gốc và lãi trở nên không rõ ràng, người cho vay sẽ lấy số tiền chưa trả xong tính thành một khoản vay mới, và phát sinh một khoản lãi mới hoặc gộp khoản lãi chưa trả được vào nợ gốc, lãi mẹ đẻ lãi con khiến người vay không thể trả hết số tiền vay. Thậm chí, các đối tượng còn giở thủ đoạn khiến người vay không thể trả nợ đúng hạn nhằm tăng tiền lãi mà người vay phải trả. 

Hoạt động cho vay lãi nặng này dẫn đến nhiều hệ lụy cho người dân tuy nhiên để phát hiện và xử lý là vô cùng khó khăn. Vì các giao dịch này thường không rõ ràng, không có chứng cứ vì việc cho vay diễn ra dựa trên hợp đồng miệng, giấy vay thể hiện không đúng lãi suất hoặc nội dung vay thể hiện bằng những ký hiệu riêng, ngoài ra hoạt động này thường được bảo kê, người vay và gia đình bị đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nên chỉ có thể ngậm đắng nuốt cay trả lãi hằng tháng mà không thể tố cáo hành vi vi phạm.

Hoạt động cho vay nặng lãi thường được bảo kê khiến người vay không dám tố cáo hành vi vi phạm

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi cho vay lãi nặng

Căn cứ tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt vi phạm như sau:

"Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

đ) Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;”

Như vậy hành vi cho vay nặng lãi có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. 

Nếu đối tượng cho vay nặng lãi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật không cho phép để tiến hành đòi nợ để đòi nợ thì còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo điểm d khoản 5 Điều này. 

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi cho vay lãi nặng

Căn cứ tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cho vay nặng lãi như sau:

  • Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

  • Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp cũng như căn cứ vào số tiền thu lợi bất chính mà người cho vay nặng lãi sẽ nhận mức phạt tương ứng bao gồm phạt tiền và phạt tù/phạt cải tạo không giam giữ. 

Tùy vào số tiền thu lợi bất chính mà người cho vay nặng lãi sẽ chịu hình phạt tương ứng

Số tiền thu lợi bất chính từ hành vi cho vay lãi nặng xử lý ra sao?

Đối với số tiền thu lợi bất chính từ hành vi cho vay nặng lãi, căn cứ Điều 5 Nghị quyết 01/2021 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao xử lý như sau:

Thứ nhất, tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:

  • Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;

  • Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay.

  • Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.

Thứ hai, trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.

Như vậy người dân có thể yên tâm rằng số tiền phải nộp do vay nặng lãi có thể lấy lại được nếu người dân sử dụng số tiền vay vào mục đích hợp pháp, không vi phạm pháp luật.

Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc mắc hay muốn tìm luật sư tư vấn pháp lý, hãy liên hệ luật sư giỏi về hình sự LH Legal nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí