>>> Hướng dẫn chi tiết quy trình kiện đòi nợ tiền mua hàng
>>> Hướng dẫn giải quyết tranh chấp chất lượng hàng hóa
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, trách nhiệm của bên bán vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi giao hàng hóa, bên bán có rất nhiều nghĩa vụ, trách nhiệm có liên quan, chẳng hạn như:
Theo Điều 34 Luật Thương mại năm 2005 quy định về trách nhiệm giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hàng, bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Ngoài ra, trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật Thương mại năm 2005.
Theo Điều 35 Luật Thương mại năm 2005, bên bán có trách nhiệm giao hàng đúng địa điểm theo quy định như sau:
Trường hợp các bên có thỏa thuận về địa điểm thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thỏa thuận.
Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng sẽ được xác định như sau:
Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Theo Điều 36 Luật Thương mại năm 2005, người bán có trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển, bao gồm các nghĩa vụ như:
Bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển nếu trong trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác.
Bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó nếu trong trường hợp bên bán.
Bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó. nếu trong trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu.
Bên bán phải cung cấp những thông tin liên quan đến hàng hóa cho bên mua
Theo Điều 37 Luật Thương mại năm 2005, bên bán có trách nhiệm giao hàng đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Theo Điều 44 Luật Thương mại năm 2005, bên bán có trách nhiệm liên quan đến kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng như sau:
Bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra trong trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng.
Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
Trường hợp bên bán giao hàng không đúng chủng loại, không đạt tiêu chuẩn thì được xem là trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Theo pháp luật hiện hành, chưa có quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với trường hợp bên bán giao hàng không đúng chủng loại, không đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khi bên bán giao hàng không đúng chủng loại, không đạt tiêu chuẩn thì bên mua có quyền lựa chọn cách thức giải quyết như sau:
Bên mua nhận hàng và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận;
Bên mua buộc bên bán phải giao hàng đúng chủng loại, tiêu chuẩn và buộc bên bán phải bồi thường thiệt hại cho mình vì đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa và buộc bên bán phải bồi thường thiệt hại cho bên mua vì đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Ngoài ra, cần phải lưu ý quy định về trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo Điều 40 Luật Thương mại năm 2005 như sau:
Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
Trừ trường hợp bên bán được miễn trách nhiệm, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
Theo Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 quy định về phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại như sau:
“Điều 300. Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”
Theo quy định trên, phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm tại Điều 294 Luật Thương mại năm 2005, bao gồm:
Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Như vậy, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nếu bên bán giao hàng không đúng chủng loại, không đạt tiêu chuẩn thì bên bán có thể bị áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng. Mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về phạt vi phạm nếu bên bán giao hàng không đúng chủng loại, không đạt tiêu chuẩn thì bên bán có thể không bị áp dụng chế tài phạt vi phạm, bởi vì về nguyên tắc, chế tài phạt vi phạm chỉ được áp dụng nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại nếu việc giao hàng không đúng chủng loại, không đạt tiêu chuẩn phát sinh thiệt hại cho bên mua.
Nếu không có thỏa thuận phạt vi phạm, bên bán có thể không bị phạt vi phạm nếu giao hàng không đúng chủng loại
Soạn thảo hợp đồng rõ ràng: Hợp đồng cần quy định chi tiết về chủng loại, chất lượng hàng hóa, điều kiện giao nhận, phương thức kiểm tra, cũng như trách nhiệm của các bên khi có vi phạm. Các điều khoản về chế tài, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại cần được xác định rõ ràng để đảm bảo quyền lợi khi có tranh chấp.
Ghi nhận và lưu trữ chứng từ: Hóa đơn, biên bản giao nhận, phiếu kiểm định chất lượng, hợp đồng và các tài liệu liên quan cần được lưu trữ đầy đủ. Việc có đầy đủ chứng từ giúp doanh nghiệp có cơ sở pháp lý vững chắc khi giải quyết tranh chấp.
Kiểm tra hàng trước khi nhận: Cần thực hiện việc kiểm tra hàng hóa ngay khi nhận để phát hiện sớm lỗi sai về chủng loại hoặc chất lượng. Nếu phát hiện hàng hóa không đạt yêu cầu, phải lập biên bản ngay và thông báo cho bên giao hàng để xử lý kịp thời.
Thương lượng, giải quyết tranh chấp: Khi có tranh chấp, ưu tiên thương lượng để tìm ra giải pháp phù hợp, tránh mất thời gian và chi phí kiện tụng. Nếu thương lượng không thành công, có thể nhờ đến trọng tài thương mại hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định pháp luật.
Tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan: Nắm rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, luật thương mại, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp để áp dụng đúng khi có tranh chấp. Đối với các hợp đồng quốc tế, cần nghiên cứu thêm các điều ước và thông lệ quốc tế liên quan.
Trong giải quyết tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, luật sư có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Một số vai trò nổi bật của luật sư trong giải quyết tranh chấp:
Tư vấn pháp lý: Luật sư giúp đánh giá hợp đồng, chứng cứ và đưa ra phương án giải quyết tranh chấp phù hợp. Theo đó, Luật sư có thể xem xét và phân tích các điều khoản trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của thân chủ một cách tốt nhất. Ngoài ra, dựa vào các đánh giá ban đầu, luật sư có thể đưa ra các phương án giải quyết tranh chấp sao cho lợi ích của thân chủ được bảo đảm một cách toàn diện nhất.
Đại diện thương lượng: Luật sư có thể thay mặt doanh nghiệp đàm phán với bên đối tác nhằm đạt được thỏa thuận tốt nhất.
Bảo vệ quyền lợi trước tòa án/trọng tài: Khi tranh chấp phải đưa ra tòa, luật sư sẽ thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Luật sư sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước tòa án
Hạn chế rủi ro pháp lý: Luật sư hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh những sai sót trong hợp đồng, giúp tối ưu hóa quy trình giao dịch để giảm thiểu tranh chấp trong tương lai.
LHLegal là tổ chức hành nghề luật với đội ngũ luật sư giỏi về kinh doanh thương mại, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng mua bán. Đội ngũ luật sư tại LHLegal có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ sau đây cho khách hàng khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại:
Soạn thảo, rà soát hợp đồng đảm bảo chặt chẽ về pháp lý.
Đại diện khách hàng thương lượng, hòa giải tranh chấp một cách hiệu quả.
Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.
Tham gia tố tụng tại tòa án và trọng tài thương mại để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp từ giai đoạn Sơ thẩm - Phúc thẩm - Thi hành án.
Tư vấn chiến lược pháp lý nhằm phòng tránh rủi ro trong giao dịch thương mại.
Như vậy, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp giao hàng không đúng chuẩn loại, không đạt tiêu chuẩn, bạn có thể liên hệ ngay đến LHLegal để được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất và kịp thời nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01