Thu hồi tài sản tham nhũng không qua thủ tục kết tội thực hiện ra sao?

>>> Tống tiền người khác nhưng chưa nhận tiền có đi tù không?

>>> Những trường hợp nào không áp dụng hình phạt tử hình?

Cơ chế thu hồi tài sản bất hợp pháp (tham nhũng) không qua thủ tục kết tội

Thu hồi tài sản bất hợp pháp (tham nhũng) không qua thủ tục kết tội còn là một vấn đề mới đổi với pháp luật Việt Nam, đang được nghiên cứu và hoàn thiện nhằm sớm có các quy định pháp lý cụ thể.

Trên lĩnh vực pháp luật quốc tế, vấn đề này đã phần nào được ghi nhận tại Việt Nam thông qua khoản 1 Điều 54 Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (2003):

“1. Để tương trợ tư pháp theo Điều 55 của Công ước này liên quan đến tài sản có được do phạm tội hay liên quan đến tội phạm được quy định theo Công ước này, căn cứ theo pháp luật nước mình mỗi quốc gia thành viên sẽ:

(a) tiến hành các biện pháp cần thiết để cho phép các cơ quan có thẩm quyền công nhận hiệu lực thi hành đối với lệnh tịch thu được đưa ra bởi quốc gia thành viên khác;

(b) tiến hành các biện pháp cần thiết để cho phép các cơ quan có thẩm quyền, trong phạm vi quyền tài phán, ra lệnh tịch thu tài sản có nguồn gốc nước ngoài theo phán quyết đối với tội phạm rửa tiền hoặc các tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của các cơ quan này, hay theo các thủ tục khác được quy định trong pháp luật nước mình;

(c) Xem xét tiến hành các biện pháp cần thiết cho phép tịch thu tài sản mà chưa có bản án hình sự trong trường hợp không thể truy tố người vi phạm vì lý do người này đã chết, lẩn trốn hoặc vắng mặt, hoặc trong các trường hợp thích hợp khác.”

Công ước trên có thể được coi là một trong những cơ sở pháp lý, hướng dẫn thực hiện việc thu hồi tài sản tham nhũng không qua thủ tục kết tội tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần hiểu rằng tại quy định này, việc thu hồi tài sản khi chưa có bản án hình sự chỉ được thực hiện trong những trường hợp không thể truy tố người vi phạm.

Khó khăn khi áp dụng cơ chế thu hồi tài sản bất hợp pháp do phạm tội trong thực tiễn

Hiện nay, việc áp dụng cơ chế thu hồi tài sản bất hợp pháp do phạm tội đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, dựa vào kết quả thu hồi tài sản tham nhũng cho thấy, giá trị tài sản bị thất thoát nhưng không được thu hồi còn đang rất lớn.

Khó khăn của quá trình ngoài đến từ việc che dấu, tẩu tán tài sản của người phạm tội thì công tác quản lý, điều tra, thực hiện tịch thu tài sản... tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Quá trình xác minh làm rõ nguồn gốc của tài sản bị thất thoát, giám định tài sản, đất đai... hiện nay thường có xu hướng kéo dài và làm chậm tiến độ giải quyết vụ án.

Quá trình xác minh làm rõ nguồn gốc tài sản thất thoát kéo dài, làm chậm tiến độ giải quyết vụ án

Ngoài ra, việc các quy định pháp luật về thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục để thu hồi tài sản cũng còn nhiều vướng mắc cũng là một trong những nguyên nhân khiến quá trình tịch thu tài sản bất hợp pháp gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, trong trường hợp người phạm tội chết, mất tích, bỏ trốn... lúc này buộc Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải ra các quyết định về đình chỉ, tạm đình chỉ, truy nã... Điều này sẽ làm kéo dài, thậm chí là không thể thực hiện tịch thu tài sản.

Cuối cùng, vấn đề về quản lý dòng tiền khi mà tiền mặt vẫn còn là một trong những phương thức giao dịch chính tại Việt Nam cũng là thách thức lớn trong việc phát hiện hành vi phạm tội cũng như thực hiện biện pháp tịch thu tài sản.

Quy định của các nước khác về việc thu hồi tài sản tham nhũng

Hiện nay, việc thực hiện thu hồi tài sản tham nhũng trên thế giới đang đi theo chiều hướng thu hồi tài sản mà không cần phải có thủ tục kết tội.

Tại Thụy Sĩ, Đạo luật Trả lại tài sản bất hợp pháp (2010) được sử dụng làm căn cư cho vấn đề này. Theo đó, Luật này cho phép Tòa án được thực hiện quyền giả đình nguồn gốc của tài sản bất hợp pháp đối với những người có liên quan đến việc thực thi các chức vụ công. Nhờ có quy định này, giá trị tài sản tham nhũng được thu hồi lại nhanh chóng và dễ dàng hơn trong những trường hợp gặp khó khăn hoặc không thể xác định nguồn gốc tài sản, nguồn gốc tài sản khiến thủ tục hình sự không thể thực hiện.

Tại Anh, việc thu hồi tài sản có thể tiến hành ngay từ giai đoạn điều tra hoặc bất kì giai đoạn nào trong tố tụng mà không cần chờ đến giai đoạn sau khi kết án. Thậm chí, việc thu hồi tài sản còn có thể áp dụng cho những trường hợp không thể kết tội. Theo đó, trong một vụ án, nếu có bằng chứng ưu thể (chứng cứ được Tòa án cho là chứng cứ mạnh hơn) chứng minh được tài sản là bất hợp pháp hoặc có nguồn gốc từ tài sản bất hợp pháp, thì cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành thu hồi ngay tài sản đó.

Tại Anh, việc thu hồi tài sản được tiến hành ngay từ giai đoạn điều tra 

Tại Trung Quốc, vấn đề tịch thu tài sản bất hợp pháp được quy định rất cụ thể trong từng trường hợp. Theo đó, nếu bên vi phạm tự động hoàn trả tài sản trước quá trình khởi tố, thì có thể được xem xét giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt tùy vào mức độ vụ án. Trong quá trình điều tra, nếu bên vi phạm thừa nhận tội và chấp nhận hình phạt, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét áp dụng các hình thức khoan hồng. Đối với trường hợp nghi phạm hoặc bị cáo bỏ trốn hay qua đời, Tòa án sẽ áp dụng các thủ tục tịch thu tài sản đặc biệt. Trong những trường hợp phải tịch thu tài sản đặc biệt này, Tòa án sẽ tiến hành xử lý tài sản của nghi phạm hoặc bị cáo nếu có đơn của Viện Kiểm sát.

Trên đây là nội dung về “Thu hồi tài sản tham nhũng không qua thủ tục kết tội thực hiện ra sao?” hy vọng giải đáp được thắc mắc của quý bạn đọc. Liên hệ ngay luật sư hình sự TPHCM LHLegal nếu bạn cần tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,... của  mình hoặc cho người thân.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí