So sánh tội vô ý gây thiệt hại và tội thiếu trách nhiệm gây thiệt tài sản của Nhà nước?

>>> Khung hình phạt cao nhất của Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

>>> LHLegal làm luật sư bào chữa cho ông Tất Thành Cang - Nguyên P.Bí thư thường trực tại TP.HCM

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước là tội mà người phạm tội có hành vi không làm hoặc không làm hết trách nhiệm để xảy ra việc mất mát, lãng phí, hư hỏng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước do mình trực tiếp quản lý. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là hai tội danh dễ gây nhầm lẫn.

Điểm giống nhau giữa tội vô ý gây thiệt hại và thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước

Cả hai tội này đều xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, có khách thể là quyền sở hữu tài sản; đều gây thiệt hại tài sản từ 100 triệu trở lên;

Hai tội có cấu thành vật chất. Tội phạm đều được coi là hoàn thành từ khi gây ra thiệt hại vật chất, theo quy định của điều luật về giá trị tài sản bị thiệt hại;

Hai tội đều được thực hiện do hình thức lỗi vô ý.

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Khái niệm

Thiếu trách nhiệm gây hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được hiểu là hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình làm hư hỏng, mất mát, lãng phí tài sản đó.

Căn cứ tại Điều 179 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như sau:

“1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Người phạm tội còn có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

  • Về hành vi:

    • Có hành vi không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản Nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình. Tài sản Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị hư hỏng, mất mát, lãng phí phải thuộc sự quản lý 

    • Tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị mất mát, lãng phí, hư hỏng phải thuộc sự quản lý trực tiếp của người phạm tội như thủ quỹ, thủ kho hoặc người khác được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp tội phạm.

    • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản hay không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của mình với hậu quả để hư hỏng, mất mát, lãng phí, hư hỏng gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

    • Như vậy trường hợp người có nhiệm vụ quản lý trực tiếp tài sản đã thực hiện đầy đủ biện pháp quản lý tài sản thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình mà vẫn bị hư hỏng, mất mát, lãng phí do những nguyên nhân khách quan thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

  • Về giá trị tài sản: Giá trị tài sản bị thiệt hại do hành vi thiếu trách nhiệm gây ra phải từ 15 triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Về giá trị tài sản của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản là từ 15 triệu trở lên mới bị truy cứu TNHS

Khách thể:

  • Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

  • Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng các tài sản mà giao hoặc cấp phát cho các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị trực tiếp quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi vô ý.

Chủ thể:

  • Chủ thể là người được giao nhiệm vụ, là người có trách nhiệm trực tiếp quản lý tài sản, có thể là người có chức vụ quyền hạn hoặc chỉ là nhân viên bình thường như thủ quỹ, thủ kho, lái xe.

  • Người có trách nhiệm quản lý gián tiếp đối với tài sản như thủ trưởng đơn vị, kế toán không phải là chủ thể của tội này.

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản

Khái niệm

Vô ý gây thiệt hại đến tài sản được hiểu là do hành vi quá tự tin hoặc cẩu thả gây ra thiệt hại về tài sản của người khác. Đối với trường hợp vô lý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được quy định cụ thể tại Điều 180 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

“Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản

1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Mặt khách quan:

  • Về hành vi: Có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác được thể hiện như làm hư hỏng tài sản, làm mất,... của người khác.

  • Về hậu quả:

    • Thiệt hại tài sản đến mức độ nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    • Theo quy định của Điều luật thì gây thiệt hại nghiêm trọng là trường hợp giá trị tài sản bị thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên. Nếu tài sản thiệt hại dưới 100 triệu thì người có hành vi gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm hình sự mà tùy theo đối tượng, trường hợp cụ thể họ chỉ chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính.

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội này với lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc vì cẩu thả.

Chủ thể: Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

Điểm khác nhau giữa tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản

Hai tội danh trên có điểm khác nhau như sau:

  • Tính chất tài sản ở hai tội khác nhau. Tội thiếu trách nhiệm là gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức doanh nghiệp; còn tội vô ý gây thiệt hại không bắt buộc phải là tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

  • Khác nhau ở mặt chủ thể: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản có chủ thể là người giữ chức vụ liên quan đến tài sản, có trách nhiệm bảo vệ tài sản của nhà nước. Chủ thể tội vô ý gây thiệt hại nghiệm trọng đến tài sản là bất kỳ người nào có đủ độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự.

  • Hình phạt đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản nặng hơn hình phạt đối với tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

Ví dụ minh họa

Ví dụ về tội vô ý gây thiệt hại tài sản: Anh T có mượn xe ô tô của bạn đi chơi, anh vào quán uống cafe nhưng lại quên không rút chìa khóa nên trộm đã lấy mất xe. Trong trường hợp mất xe là lỗi vô ý quên không khóa xe. Chiếc xe có giá trị hơn 200 triệu đồng nên anh T phải hoàn trả lại tài sản cho bạn, ngoài ra anh T còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015.

Ví dụ về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản: C là thủ quỹ kiêm kế toán của trường học A, do sơ xuất mà C đã làm mất tài sản tổng thiệt hại là 200 triệu đồng. Do C làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và giữ chức vụ kế toán kiêm thủ quỹ nên đây là lỗi vô ý nhưng C vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.

Trên là nội dung so sánh về tội vô ý gây thiệt hại và tội thiếu trách nhiệm gây thiệt tài sản của Nhà nước. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác hay cần tư vấn pháp lý hãy liên hệ ngay luật sư bào chữa và luật sư bảo vệ LH Legal để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí