Cần làm gì khi bị người khác nói xấu trên mạng xã hội?

Hiện trạng nói xấu xúc phạm trên mạng xã hội ngày càng gia tăng

Thời gian qua, tình trạng nói xấu, xúc phạm cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội ngày một gia tăng.

Dạo một vòng Facebook, Zalo, Tiktok,... bạn sẽ thấy nhiều status có nội dung bêu xấu, vu cáo, thóa mạ hay thậm chí nêu cả đích danh người bị hại. Có người sau một đêm bỗng thấy mình thành “trai bao”, “gái bán dâm”,... kèm cả số điện thoại cá nhân đính kèm; Có người lại tự dưng trở thanh kẻ ngoại tình, tham nhũng, tội phạm,... mà các thủ phạm bêu xấu có thể là người quen biết cũng có thể là người xa lạ.

Có nhiều người lấy danh nghĩa tự do ngôn luận, đấu tranh chống tham nhũng để thóa mạ, chửi bới người khác mà không lường trước được hậu quả. Tuy nhiên khi gặp trường hợp này, nạn nhân luôn bức xúc hay thậm chí rơi vào trạng thái hoảng loạn và không biết cách ứng xử đúng mực. Vậy phải làm gì khi bị người khác bêu xấu trên mạng xã hội?

Xem thêm: Nói xấu người khác trên mạng xã hội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cần làm gì nếu người khác đăng ảnh và nói xấu trên mạng xã hội?

Nếu bị người khác đăng ảnh, nói xấu trên mạng xã hội, bạn có thể thực hiện những cách sau:

  • Yêu cầu người đăng ảnh, nói xấu gỡ những thông tin không đúng sự thật.

  • Yêu cầu văn phòng thừa phát lại thu thập bằng chứng bằng cách lập vi bằng những bình luận, status có nội dung, hình ảnh xúc phạm, gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của mình.

  • Căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015, bạn có thể yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin xấu, khởi kiện để yêu cầu bồi thường.

  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính những người vi phạm.

  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bạn có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính hoặc hình sự

Mức bồi thường khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm là bao nhiêu?

Tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

“Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Tại Điều 9 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có hướng dẫn về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

“Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại Điều 592 của Bộ luật Dân sự được xác định như sau:

1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: Chi phí cần thiết cho việc thu hồi, xóa bỏ vật phẩm, ấn phẩm, dữ liệu có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại chi trả để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).

2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được xác định như sau:

a) Trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó;

b) Việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết này.”

Qua đó, người chịu trách nhiệm bồi thường khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại gồm:

  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

  • Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người vi phạm còn phải chịu khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần đã gây ra cho người bị hại. Mức bồi thường này sẽ do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì phải chịu không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Người có hành vi bêu xấu người khác phải chịu khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần

Qua những thông tin trên, hẳn bạn đã biết cách để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị bêu xấu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay quý khách hàng cần tư vấn pháp lý, hãy liên hệ ngay luật sư bào chữa LHLegal để được hỗ trợ tận tình nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí