Khung hình phạt cao nhất của Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Tại điều 219 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí cụ thể:

Quy định về Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại Bộ luật hình sự hiện hành

“Điều 219. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d) Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Điều 219 đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2017 có sự thay đổi nhất định so với quy định vào năm 2015. Cụ thể trước kia tại khoản 1 quy định người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này chỉ khi đã bị xử lý luật nhưng luật mới đã thêm vào cụm từ “hoặc xử phạt vi phạm hành chính.” Tương tự, nếu trước kia phạm tội bị phạt tiền từ 03 năm đến 12 năm nếu “gây thiệt hại tài sản” thì tại Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 cụm từ “gây thiệt hại tài sản" đã được thay thế bằng cụm từ “gây thất thoát, lãng phí.” Có thể thấy việc thay đổi khiến điều luật trở nên bao quát hơn hành vi phạm tội của các đối tượng.

03 Khung hình phạt cụ thể quy định tại Điều 219 về Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Tùy vào số tiền gây thất thoát mà người phạm tội sẽ khung hình phạt thích hợp

Khung hình phạt 1: 

Người nào Gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng 

  • Đã bị xử lý kỷ luật 

  • Hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

=> Thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt 2: Người nào phạm tội vì một trong các trường hợp sau:

  • Vì vụ lợi;

  • Có tổ chức;

  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

  • Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

=> Thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm

Khung hình phạt 3: Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên

=> Thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy khung hình phạt cao nhất mà người phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí có thể đối diện là hình phạt 20 năm tù giam.

Cấu thành tội phạm Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm chỉ có thể là người từ đủ 16 tuổi và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Đặc biệt không phải ai cũng có thể là chủ thể tội phạm của tội này bởi chỉ những người được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (thường là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước) mới có thể phạm tội này.

Khách thể của tội phạm:

Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xâm phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị). Đối tượng của tội phạm là tài sản Nhà nước có thể kể đến như: quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị: máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; và các tài sản khác do pháp luật quy định.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội này được thực hiện với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.Tức hiểu rằng, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là có thể gây ra thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Thông thường người phạm tội này vì vụ lợi.

Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm là hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí của người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.

Hậu quả của hành vi: gây thiệt hại về tài sản.

Hậu quả của Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí là gây thiệt hại về tài sản

Các quan chức cấp cao “ngã ngựa” vì phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Ông Tất Thành Cang (nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2015-2020)

Liên quan đến sai phạm suốt quá trình chuyển nhượng 9 triệu cổ phần Sadeco cho Công ty Nguyễn Kim. HĐXX sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Tất Thành Cang (nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2015-2020) 10 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Xem thêm: LHLegal làm luật sư bào chữa cho ông Tất Thành Cang

Ông Đinh La Thăng (nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN))

Sai phạm của ông Đinh La Thăng bị cáo buộc khi giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, trước đó là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Ông Đinh La Thăng và đồng phạm bị Viện Kiểm sát truy tố vì liên quan đến vụ sai phạm mua bán quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương, gây thất thoát cho nhà nước hơn 725 tỉ đồng.

HĐXX nhận định, do nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền thu phí ngay từ đầu, Đinh Ngọc Hệ đã lợi dụng mối quan hệ quen biết với bị cáo Đinh La Thăng để thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội.

Ngày 22-12-2020, TAND TPHCM đã tuyên phạt ông Đinh La Thăng 10 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí