Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

     

KINH NGHIỆM THỰC TẾ CỦA LHLEGAL

Xem vụ việc tại đây                        Xem vụ việc tại đây

Xem vụ việc tại đây                        Xem vụ việc tại đây

Click ngay để xem thêm các vụ việc LHLegal giải quyết

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể phát sinh mua bán hàng hóa trong nước hoặc mua bán hàng hóa nước ngoài.

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là dạng hợp đồng mua bán tài sản, nhằm phục vụ hoạt động mua bán diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là hợp đồng mua bán tài sản phục vụ hoạt động diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam

Tại Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng mua bán tài sản như sau:

“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.”

Theo đó tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định về hàng hóa như sau:

“2. Hàng hóa bao gồm:

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai.”

Qua những quy định trên có thể hiểu đối tượng của hợp đồng hàng hóa là:

  • Động sản: Ô tô, xe máy,... kể cả những động sản hình thành trong tương lai;

  • Vật gắn liền với đất đai.

Theo đó các bên phải tuân thủ quy định pháp luật thương mại cũng như những quy định pháp luật có liên quan.

Hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài nước

Hợp đồng mua bán ngoài nước nói chung là hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở những nước khác nhau, hàng hóa sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau.

Qua đó, hợp động mua bán hàng hóa nước ngoài là loại hợp đồng nhằm chỉ qua hệ mua bán mà trong các bên là thương nhân nước ngoài hoặc việc xác lập, thực hiện hợp đồng diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Loại hợp đồng này sẽ chịu sự điều chỉnh pháp lý của Công ước viên về mua bán hàng hóa quốc tế CISG.

Thế nào là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa?

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng. Chủ yếu tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Tranh chấp có thể phát sinh từ giải thích hợp đồng, nội dung, quyền và nghĩa vụ các bên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại,...

Những nội dung tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa thường xảy ra gồm:

  • Bên bán giao hàng chậm;

  • Bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán;

  • Bên bán giao hàng không đúng số lượng, chủng loại như đã cam kết;

  • Bên bán vi phạm những điều kiện về thời điểm chuyển giao hàng hóa;

  • Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Thông thường tranh chấp hợp đồng mua bán thường gặp nhất là bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Tranh chấp hợp đồng mua bán là mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Nguyên nhân phổ biến khiến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra là do sự chủ quan của các bên trong việc thiết lập hợp đồng.

Ví dụ như các bên thỏa thuận về chủng loại, số lượng, chất lượng giao hàng,... Tuy nhiên bên bán cố tình giao không đúng chất lượng, số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Từ đó dẫn đến bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khiến hai bên xảy ra tranh chấp.

Trong kinh doanh, khi ký hợp đồng các bên thường trao đổi rất nhanh thông tin dưới hình thức văn bản. Nếu như có bất cứ khó khăn nào phát sinh thì những sơ hở, thiếu sót của một trong hai bên dù nhỏ nhưng cũng phát sinh tranh chấp.

Vì lý do đó mà trước khi tiến hành ký kết bất kỳ hợp đồng nào, hai bên phải soạn thảo chặt chẽ văn bản, hợp đồng mua bán, kèm theo phụ lục miêu tả hàng hóa,... Nếu chi tiết nào chưa rõ phải làm sáng tỏ ngày để tránh phát sinh tranh chấp và thiệt hại không đáng có.

Cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định của pháp luật, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thì các bên có thể giải quyết bằng các phương thức sau:

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Các bên có thể tự thương lượng với nhau để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất. Tuy nhiên do phương thức này không yêu cầu cam kết pháp lý về việc tuân thủ kết quả thương lượng nên không loại trừ rủi ro nếu một bên cố ý không thực hiện đúng theo nghĩa vụ như đã thỏa thuận.

Giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa bằng hòa giải

Phương thức giải quyết tranh chấp này do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Ngoài hai bên tranh chấp tham gia thì còn bên thứ 3 là hòa giải viên - là cầu nối, trung gian để giúp các bên giải quyết những khúc mắc trong tranh chấp.

Các bên có quyền lựa chọn quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại hoặc tự thỏa thuận thủ tục, trình tự hòa giải. Nếu như không đưa ra thỏa thuận nào, hòa giải viên thương mại sẽ chọn trình tự, thủ tục hòa giải thích hợp với tình tiết vụ thể của tranh chấp và được các bên đồng ý.

Tranh chấp có thể được giải quyết bởi 1 hoặc nhiều hòa giải viên theo thỏa thuận của các bên. Hòa giải viên có thể đưa ra đề xuất giải quyết tranh chấp bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải. Thời gian, địa điểm hòa giải sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc lựa chọn của hòa giải viên khi các bên không có thỏa thuận.

Các bên có thể chọn phương thức thỏa thuận với sự tham gia của hòa giải viên

Cách thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:

“Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.”

Theo đó, các bên sẽ thỏa thuận đưa ra tranh chấp ra trung tâm Trọng tài giải quyết và phán quyết. Quá trình giải quyết tranh chấp được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có giá trị thi hành ngay.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua Tòa án cùng với sự tham gia của thẩm phán để giải quyết tranh chấp.

Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành theo thủ tục, trình tự nghiêm ngặt, chặt chẽ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Nếu các bên không tự nguyện tuân thủ theo bản án hoặc quyết định của Tòa thì có thể bị cưỡng chế thi hành.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa LHLegal

Khi có mặt của luật sư sẽ tư vấn cho bạn thực hiện các phương thức giải quyết phù hợp, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tốt nhất. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa LHLegal sẽ cung cấp đến quý khách hàng một số hoạt động pháp lý như:

  • Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp, xác định cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;

  • Tư vấn, chuẩn bị, liên hệ, đàm phán,... với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa;

  • Trao đổi, hướng dẫn quý khách hàng thu thập chứng cứ, cung cấp thông tin;

  • Tổ chức thương lượng, hòa giải giữa các bên tranh chấp, đại diện thương lượng, hòa giải cho quý khách hàng;

  • Luật sư gặp gỡ, trao đổi với cơ quan Trọng tài, thi hành án, tòa án để bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của quý khách;

  • Đại diện khách hàng tham gia vào quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Sở hữu đội ngũ luật sư và cộng sự dày dặn kinh nghiệm, luật sư tư vấn pháp luật LHLegal cam kết luôn mang đến dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, chất lượng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho Quý khách hàng.

Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào về tranh chấp hợp đồng mua bán, hợp đồng thương mại hay cần tư vấn pháp lý, Quý khách hàng hãy liên hệ LHLegal thông qua những cách thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí