Khởi tố người phụ nữ bắt cóc bé trai 2 tuổi ở Bắc Ninh -Hiểu thế nào về tội chiếm đoạt người dưới 16t

Vụ việc người phụ nữ bắt cóc bé trai 2 tuổi ở Bắc Ninh

Theo PLO, ngày 25/08/2020, lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết cơ quan này đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Nguyễn Thị Thu (32 tuổi, quê ở Cao Bằng) về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi, theo điều 153 BLHS năm 2015.

Trước đó, chiều tối 21-8, Công an TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh tiếp nhận tin báo của anh Nguyễn Văn Hưng (trú khu Khúc Toại, phường Khúc Xuyên, TP Bắc Ninh) về việc con trai mình là Nguyễn Cao Gia B. (2 tuổi) bị mất tích tại Công viên Nguyễn Văn Cừ thuộc phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh.

Công viên nơi bé trai 2 tuổi bị bắt cóc

Nhận được tin báo, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Công an TP phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự, Phòng Cảnh sát cơ động và các lực lượng tổ chức tìm kiếm cháu bé tại công viên và khu vực xung quanh nhưng không thấy.

Đến 21 giờ 30 ngày 22-8, Công an tỉnh Bắc Ninh được sự phối hợp giúp đỡ của các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và Công an tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện, giải cứu thành công cháu bé tại xã Tân Long, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Ngay trong đêm 22-8, công an đã di lý Nguyễn Thị Thu, nghi phạm bắt cóc cháu bé từ Tuyên Quang về Bắc Ninh để phục vụ điều tra. Đồng thời bàn giao cháu bé cho gia đình an toàn.

Tại công an, Thu khai nhận có quan hệ tình cảm với ĐVB (33 tuổi, trú tại Tuyên Quang). Tháng 2-2019, Thu mang thai và hứa sẽ sinh đứa bé này cho B. nhưng không may bị sảy thai. Lo sợ người yêu phát hiện, Thu nảy sinh ý định bắt cóc một đứa trẻ để người yêu và gia đình đồng ý tổ chức đám cưới.

Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Ninh, bước đầu nhận định động cơ bắt cóc bé trai của Thu không phải vì buôn bán người hay làm hại cháu, mà do Thu muốn lấy lòng người yêu và gia đình để được đồng ý tổ chức đám cưới.

Chiều ngày 21-8, khi đi qua công viên Nguyễn Văn Cừ, Thu thấy cháu Bảo đang chơi một mình nên lại gần và rủ cháu đi theo. Thu đưa cháu về nhà trọ tại phường Khắc Niệm (TP Bắc Ninh), mua đồ ăn, đồ chơi, quần áo mới và tắm rửa cho cháu.

Nhà trọ nơi Thu đưa cháu bé về

Đến sáng 22-8, Thu đưa cháu bé về Tuyên Quang để gặp người yêu...

Trên đây là toàn cảnh sự việc bị can Nguyễn Thị Thu bắt bé Nguyễn Cao Gia B. (2 tuổi). Bên cạnh đó, Luật sư LHLegal xin cung cấp đến quý độc giả một số thông tin pháp lý liên quan đến tội Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

Xem thêm: https://luatsulh.com/gioi-thieu/luat-su-gioi-hinh-su-binh-thanh-dich-vu-luat-su-hinh-su-344.html

Quy định pháp luật về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

Căn cứ Điều 153 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi,…”

Các yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

Mặt khách quan: Đối với tội chiếm đoạt trẻ em. Được thể hiện qua việc dùng các thủ đoạn như lén lút, lừa gạt, dụ dỗ trẻ em đưa trẻ em thoát khỏi sự quản lý, trông nom của cha mẹ hoặc người có trách nhiệm để đem bán, nuôi làm con nuôi hoặc để trả thù cha mẹ đứa trẻ.

Cần lưu ý:

Việc chiếm đoạt trẻ em có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên dù dưới bất kỳ hình thức nào thì người có một trong các hành vi nêu trên vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi thực hiện đó.

  • Trẻ em là người bị hại trong trường hợp này là người chưa đủ 16 tuổi.

  • Nếu hành vi chiếm đoạt trẻ em làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự.

  • Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm vào việc mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Nếu hậu quả chiếm đoạt trẻ em chưa xảy ra thì được coi là phạm tội chưa đạt.

Dù chiếm đoạt người dưới 16 tuổi bằng bất kỳ hình thức nào thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Khách thể:

Các hành vi nêu trên xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em.

Mặt chủ quan:

  • Tội phạm nêu trên được thực hiện với lỗi cố ý.

  • Động cơ thực hiện hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt nêu trên không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung tăng nặng, lượng hình.

Chủ thể:

Chủ thể của ba tội nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Xem thêm: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù?

Hình phạt đối với tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

Mức hình phạt của các tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

  • Có tổ chức. Được hiểu là có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm này.

  • Có tổ chức; 

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; 

  • Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; 

  •  Đối với từ 02 người đến 05 người; 

  • Phạm tội 02 lần trở lên; 

  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Nếu phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi 2 lần trở lên sẽ bị phạt tù từ 15-20 năm hoặc tù chung thân

Khung ba (khoản 3)

  • Có tính chất chuyên nghiệp. Được hiểu là người phạm tội sinh sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ việc mua bán trẻ em một cách thường xuyên.

  • Đối với 06 người trở lên; 

  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

  • Làm nạn nhân chết; 

  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị:

  • Phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trên đây là một số thông tin pháp lý liên quan đến tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo quy định Bộ luật Hình sự hiện hành.

Mọi thông tin cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ Công ty luật LHLegal - Luật sư giỏi và uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh chuyên tư vấn các vấn đề về hình sự theo địa chỉ dưới đây:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí