Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics gồm những gì?

>>> Thủ tục và điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ Massage và gội đầu dưỡng sinh

>>> Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp

Logistics là gì?

Căn cứ theo Điều 233 Luật Thương mại năm 2005 quy định về dịch vụ Logistics như sau: 

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

Cho đến nay, chưa có từ ngữ tiếng Việt nào đầy đủ nghĩa để thay thế cho “Logistics”, nên loại dịch vụ này được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

Dịch vụ logistics bao gồm những dịch vụ nào?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về phân loại dịch vụ logistics bao gồm: 

  • Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.

  • Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

  • Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

  • Dịch vụ chuyển phát.

  • Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

  • Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).

  • Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.

  • Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.

  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.

  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.

  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.

  • Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.

  • Dịch vụ vận tải hàng không.

  • Dịch vụ vận tải đa phương thức.

  • Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.

  • Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

  • Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.

Dịch vụ vận tải hàng không là dịch vụ logistics

Như vậy, có thể thấy logistics có rất nhiều hoạt động khác nhau nhằm hỗ trợ các bên trong hoạt động mua bán hàng hoặc dịch vụ có liên quan đến hàng hóa. Từ đó, phát sinh nhiều loại dịch vụ logistics. 

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

Căn cứ vào Điều 234 Luật Thương mại năm 2005 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics như sau: 

  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật.

  • Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.

  • Đồng thời, căn cứ vào Điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics như sau: 

  • Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.

  • Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

  • Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:

  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):

    • Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

    • Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.

    • Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

  • Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.

  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.

  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.

  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

    • Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.

    • Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.

    • Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.

Trình tự, thủ tục thành lập công ty logistics

Trường hợp 1: Đối với công ty vốn đầu tư trong nước

Đối với công ty vốn đầu tư trong nước, ngoài việc phải tiến hành thành lập doanh nghiệp theo thủ tục được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, nhà đầu tư cũng cần phải được cấp Giấy phép kinh doanh đối với một số loại dịch vụ của logistics tại các cơ quan có thẩm quyền. 

Cho nên, trình tự, thủ tục thành lập công ty logistics được thực hiện như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty theo loại hình doanh nghiệp dự kiến thành lập. 

  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình công ty dự kiến thành lập. 

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Có thể nộp hồ sơ qua các hình thức sau: 

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. 

  • Gửi qua dịch vụ bưu chính.

  • Nộp trực tuyến qua mạng thông tin điện tử theo địa chỉ:  https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số. 

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả: 

  • Hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

  • Hồ sơ chưa hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp 2: Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trước tiên cần phải được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam theo khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022). Lưu ý đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thì không cần xin Giấy phép đầu tư. 

Về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, theo mục B Phụ lục I kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định như sau: 

“B. NGÀNH, NGHỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CÓ ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1. Sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình.

2. Sản xuất, phân phối, chiếu các chương trình ti vi và các tác phẩm ca múa nhạc, sân khấu, điện ảnh.

3. Cung cấp dịch vụ phát thanh và truyền hình.

42. Kinh doanh dịch vụ logistics.”

Như vậy, kinh doanh dịch vụ logistics thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. 

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư năm 2020, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

  • Hình thức đầu tư;

  • Phạm vi hoạt động đầu tư;

  • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

  • Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như trên. 

Về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 

Theo khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm: 

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận là Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính. 

Bước 3: Nhận kết quả.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Sở Kế hoạch và Đầu tư trả kết quả như sau: 

  • Hồ sơ hợp lệ: Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. 

  • Hồ sơ chưa hợp lệ: trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 

Giấy chứng nhận đầu tư

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, công ty có vốn nước ngoài tiến hành thủ tục thành lập công ty tương tự như đối với công ty vốn đầu tư trong nước. 

Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí