5 quy định cần nắm rõ về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Tên tiếng anh của giấy chứng nhận QSDĐ? 

Tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về giấy chứng nhận QSDĐ như sau:

“16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Giấy chứng nhận QSDĐ trong tiếng Anh là: Certificate of land use rights

Sau đây là một số thuật ngữ bằng tiếng Anh thường được sử dụng trong lĩnh vực đất đai:

  • Quyền sử dụng đất: Land use rights

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: House ownership certificate

  • Bồi thường về đất: Land Compensation.

Tầm quan trọng của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận QSDĐ có vai trò phổ biến như sau:

Căn cứ xác nhận ai là chủ đất, chủ sở hữu nhà ở

Giấy chứng nhận là căn cứ để xác định xem ai là người có QSDĐ, ai là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo thông tin tại trang bìa hoặc tại trang ghi thông tin biến động.

Tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Chứng nhận QSDĐ được dùng làm căn cứ xác nhận chủ sở hữu

Căn cứ xác định được bồi thường về đất hay không khi bị thu hồi?

Căn cứ theo Điều 75 Luật Đất đai 2013 thì cá nhân, hộ gia đình được bồi thường về đất khi Nhà Nước thu hồi vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; quốc phòng, an ninh khi đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

  • Đăng sử dụng đất và đất này không phải là đất thuê trả tiền thuê hàng năm;

  • Phải có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có đủ điều kiện để được cấp chứng nhận mà chưa được cấp, trừ trường hợp theo khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013.

Là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ tại Khoản 2 và 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, nếu tranh chấp đất đai hòa giải không thành tại UBND cấp xã thì được giải quyết như sau:

  • Đương sự có giấy chứng nhận hoặc một trong những loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

  • Đương sự không có giấy chứng nhận và không có các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì đương sự chỉ được chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp sau:

    • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền.

    • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Như vậy giấy chứng nhận là một trong những căn cứ để có cách thức giải quyết tranh chấp đất đai khác nhau. Đồng thời cơ quan có thẩm quyền sẽ sử dụng giấy chứng nhận để làm căn cứ giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra giấy chứng nhận QSDĐ còn được sử dụng để:

  • Làm căn cứ xác định loại đất: Trong sổ hồng, sổ đỏ sẽ có phần mục đích sử dụng đất.

  • Là thành phần trong hồ sơ đăng ký biến động khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho tặng, góp vốn, thế chấp, chuyển mục đích sử dụng đất,...

Chứng nhận QSDĐ được dùng để làm căn cứ xác định loại đất

Các trường hợp được và không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tại Khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

“1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.”

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

“1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.

2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.”

Hồ sơ và thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSDĐ

Hồ sơ xin cấp chứng nhận QSDĐ

Tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, khi xin cấp giấy chứng nhận bạn phải chuẩn bị hồ sơ gồm:

Ngoài ra, tùy vào nhu cầu đăng ký QSDĐ hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền  với đất mà bạn sẽ cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp cụ thể.

Người dân cần chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định pháp luật để làm thủ tục xin cấp chứng nhận QSDĐ

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận

Để xin cấp giấy chứng nhận bạn thực hiện theo trình tự như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất hoặc nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh (bộ phận một cửa).

  • Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chịu trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp chưa đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

  • Bước 3: Trong giai đoạn giải quyết hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện công việc theo nhiệm vụ để đăng ký, cấp chứng nhận cho người sử dụng đất.

  • Bước 4: Trao kết quả.

Một số câu hỏi liên quan đến giấy chứng nhận QSDĐ

Giấy chứng nhận bị mất xin cấp lại được không?

Tại Điểm k khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013 có quy định về các trường hợp Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó có:

“k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.”

Qua đó trường hợp làm mất giấy chứng nhận sẽ được Nhà nước cấp lại nếu đủ điều kiện theo quy định.

>>> Trường hợp bị mất sổ đỏ, sổ hồng có sang tên được không?

>>> 5 trường hợp thu hồi sổ đỏ đã cấp

Khi giấy chứng nhận QSDĐ hết hạn phải làm sao?

Tại Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định mỗi loại đất sẽ có quy định về thời hạn sử dụng khác nhau đối với đất nông nghiệp.

Khi đất đã hết thời hạn sử dụng, tùy vào từng trường hợp mà người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng hoặc phải làm thủ tục gia hạn sử dụng đất.

Cụ thể như sau:

“1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.

2. Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.

3. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.

Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.

Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.

4. Thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao không quá 99 năm. Khi hết thời hạn, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nếu có nhu cầu sử dụng đất thì được Nhà nước xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất khác, mỗi lần gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản này.

5. Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn là không quá 05 năm.

6. Đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này và các công trình công cộng có mục đích kinh doanh là không quá 70 năm.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.

7. Đối với thửa đất sử dụng cho nhiều mục đích thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sử dụng vào mục đích chính.

8. Thời hạn giao đất, cho thuê đất quy định tại Điều này được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn cấp Giấy chứng nhận do UBND cấp tỉnh quy định nhưng:

  • Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

  • Không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trong đó thời gian trên sẽ không tình:

  • Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;

  • Thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;

  • Thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trên là những quy định về giấy chứng nhận QSDĐ mà người dân nên nắm rõ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, bạn hãy liên hệ ngay Luật sư LHLegal để được hỗ trợ nhé. Ngoài ra bạn có thể liên hệ ngay dịch vụ làm thủ tục sang tên sổ đỏ LHLegal, chúng tôi sở hữu đội ngũ Luật sư và cộng sự chuyên nghiệp, tận tâm sẽ đáp ứng được nhu cầu của Quý khách hàng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí