ĐEO TAI NGHE KHI LÁI XE MÁY CÓ THỂ BỊ PHẠT TIỀN LÊN ĐẾN 1.000.000 ĐỒNG

Kể từ ngày 01/01/2020 trở đi khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CPquy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị xử phạt hành chính đối với lỗi đeo tai nghe.

 

Căn cứ điểm h Khoản 4 Điều 6 của Nghị định này:

 

“4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

 

h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.”

 

Trước đây lỗi này được quy định tại điểm o khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên, mức xử phạt hành chính chỉ từ 100.000 đến 200.000 đồng tùy theo từng trường hợp. Đến Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì quy định người tham gia giao thông không được sử dụng thiết bị âm thanh trừ máy trợ thính, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.

 

Đeo tai nghe khi lái xe máy có thể bị phạt tiền lên đến 01 triệu đồng

 

Có thể thấy quy định về mức xử phạt hành chính đối với lỗi đeo tai nghe khi tham gia giao thông tăng lên rất nhiều so với các quy định trước đây. Cũng vì vậy mà Nghị định 100/2019/NĐ-CP đem đến nhiều ý kiến tranh luận từ cộng đồng.

 

Thực tiễn hiện nay cho thấy khi tham gia giao thông đường bộ chúng ta rất dễ để bắt gặp một bộ phận người sử dụng tai nghe khi đi đường. Tuy họ chỉ là một phần những người lưu thông nhưng việc sử dụng các thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông rất dễ gây cho người điều khiển phương tiện mất tập trung dẫn đến xảy ra các vụ tai nạn mà tác hại từ tai nạn họ gây ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người xung quanh – những người đang tuân thủ đúng quy định pháp luật để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho chính mình và những người khác.

 

Chính do đó mà pháp luật đã có các quy định phạt hành chính đối với lỗi sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông từ Nghị định 46/2016/NĐ-CP, nay tăng lên mức 600.000 đến 1.000.000 đồng nhằm tăng sức cảnh cáo và tác động mạnh hơn vào nhận thức của nhân dân.

 

Hơn nữa, hiện nay khi các dịch vụ vận chuyển và đi lại đang ngày càng phát triển, có thể kể đến như GoViet, Grab, BeBike,… dần trở nên thịnh hành và được đa số cư dân sử dụng trong đời sống thường nhật thì việc tăng mức xử phạt hành chính về lỗi sử dụng tai nghe đã nhận được những ý kiến trái chiều từ một bộ phận các tài xế này. Bởi lẽ, họ buộc phải phụ thuộc vào việc sử dụng tai nghe để nghe hướng dẫn chỉ đường phục vụ cho công việc. Vì vậy, họ và một bộ phận cộng đồng có quan điểm phản đối mức phạt hành chính đối với lỗi đeo tai nghe khi tham gia giao thông nâng lên 600.000 đến 1.000.000 đồng là quá nặng. Vì họ cho rằng, việc họ sử dụng tai nghe không chính xác là họ đã nghe nhạc và họ cũng chưa thấy có nhiều các vụ tai nạn giao thông nào xảy ra bởi lỗi xuất phát từ việc mất tập trung do sử dụng tai nghe. Một phần lý do nữa là họ đeo tai nghe cho các trường hợp cuộc gọi khẩn cấp  hoặc vì công việc thay vì sử dụng điện thoại di động sẽ nguy hiểm hơn.

 

Luật sư LHLegal nhận định rằng, mỗi quy định của pháp luật đều được thiết lập dựa trên lợi ích hợp pháp của đa số. Chúng tôi cũng cho rằng, quan điểm của các tài xế lái xe là chưa đúng, bởi lẽ công việc của họ là vận chuyển hành khách/ hàng hóa, khi họ nhận làm công việc tài xế lái xe và được trả lương theo Hợp đồng lao động thì yêu cầu tiên quyết là họ phải nắm rõ lộ trình vận chuyển của mình để đưa đón hành khách/ hàng hóa đảm bảo an toàn.

 

Tuy nhiên, Luật sư LHLegal cho rằng quy định nêu trên vẫn chưa thật sự mang tính bao quát. Bởi lẽ, pháp luật mới chỉ đặt ra việc xử phạt hành chính đối với các loại xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà chưa kể đến các loại xe lưu thông khác như xe ô tô, xe tải, xe container,…v...v... Vì hầu như đa phần các tài xế cũng thường xuyên bật nhạc, bật băng đĩa hoặc radio để nghe tin tức khi điều khiển phương tiện giao thông nhưng đến nay vẫn chưa có các chế tài nào dành cho các loại xe này.

 

Trên đây là thông tin pháp lý về mức xử phạt hành chính đối với lỗi sử dụng các thiết bị âm thanh khi tham gia lưu thông trên đường mà Luật sư LHLegal đem đến cho quý Độc giả. Luật sư LHLegal mời quý Độc giả đón đọc tại các bài viết pháp luật tại website https://luatsulh.com/

 

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 01 năm 2020.

*******************************************

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí