Cổ đông có được rút vốn khỏi công ty cổ phần không? Quyền mua lại cổ phần được quy định thế nào?

>>> Giải quyết tranh chấp cổ đông trong công ty vì phân chia lợi nhuận không minh bạch

>>> 8 bước cần thực hiện trước khi tổ chức cuộc họp thường niên ĐHĐCĐ của công ty cổ phần

Cổ đông có được phép rút vốn khỏi công ty cổ phần không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. 

Như vậy, việc rút vốn của cổ đông chỉ được thực hiện dưới theo 2 thủ tục: yêu cầu công ty mua lại cổ phần hoặc chuyển nhượng cổ phần cho người khác. Tuy nhiên, việc thực hiện rút vốn theo 2 hình thức này phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện và thủ tục của Luật Doanh nghiệp 2020.

Quy định này nhằm đảm bảo tính ổn định và bền vững của vốn điều lệ công ty, tránh tình trạng cổ đông tùy tiện rút vốn ồ ạt gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty.

Cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần?

Cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình, nhưng phải tuân thủ theo các điều kiện nhất định. Cụ thể, theo Điều 132 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần nếu họ phản đối quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của cổ đông.

Căn cứ quy định trên, cổ đông có quyền yêu cầu Công ty mua lại cổ phần của mình trong 02 trường hợp:

  • Cổ đông không đồng ý thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc tổ chức lại công ty;

  • Cổ đông không đồng ý thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty.

Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông không đồng ý với các quyết định quan trọng của công ty, giúp họ có thể rút vốn ra khỏi công ty trong những tình huống không mong muốn.

Điều kiện để cổ đông rút vốn khỏi công ty cổ phần

Để cổ đông có thể thực hiện việc rút vốn khỏi công ty cổ phần, phải tuân thủ các điều kiện pháp lý nhất định theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty. Các điều kiện này bao gồm:

  • Cổ đông phải sở hữu cổ phần hợp pháp: Cổ đông chỉ có thể yêu cầu rút vốn khi cổ phần của họ đã được chuyển nhượng hợp pháp và đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển nhượng cổ phần cần phải tuân thủ các điều khoản về quyền chuyển nhượng trong Điều lệ công ty.

  • Được sự chấp thuận của công ty: Trong một số trường hợp, cổ đông không thể tự mình yêu cầu công ty mua lại cổ phần. Công ty cần có sự đồng thuận của các cổ đông khác hoặc Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phần của cổ đông yêu cầu rút vốn.

  • Đảm bảo không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty: Việc rút vốn không được gây ảnh hưởng tiêu cực đến vốn điều lệ của công ty và các nghĩa vụ tài chính của công ty, đặc biệt khi công ty có các cam kết với các đối tác bên ngoài.

  • Công ty chỉ mua lại cổ phần khi có đủ nguồn vốn thanh toán: Khi cổ đông phản đối quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của cổ đông thì có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần và nộp hồ sơ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này. Tuy nhiên, Công ty phải đảm bảo có đủ vốn để thực hiện việc mua lại cổ phần mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

  • Theo khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, Cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng vốn góp thì chỉ được thực hiện sau 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, cổ đông chỉ được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người ngoài nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

Việc chuyển nhượng cổ phần phải tuân theo các quy định về thủ tục và điều kiện nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong giao dịch. Công ty cũng chỉ có thể mua lại cổ phần khi có đủ khả năng tài chính để thanh toán, tránh tình trạng công ty bị ảnh hưởng bởi việc mua lại cổ phần này.

Khi đủ khả năng tài chính thì công ty mới có thể mua lại cổ phần

Các hình thức rút vốn khỏi công ty cổ phần

Cổ đông có thể thực hiện việc rút vốn khỏi công ty cổ phần thông qua các hình thức sau:

Chuyển nhượng cổ phần

Cổ đông phổ thông được chuyển nhượng tự do trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng.

Đối với cổ đông sáng lập: Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cổ đông có thể thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, thông qua việc bán lại cổ phần cho các cổ đông khác hoặc bên ngoài công ty tùy theo các điều kiện trong Điều lệ công ty nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 3 điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020. Việc chuyển nhượng cổ phần cần tuân thủ quy định tại điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.

Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi: Một số loại cổ phần ưu đãi (như cổ phần ưu đãi biểu quyết) có thể bị hạn chế chuyển nhượng tùy thuộc vào tính chất cổ phần của công ty.

Công ty mua lại cổ phần

Yêu cầu công ty mua lại cổ phần: Như đã đề cập, cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông, thì lúc này cổ đông có thể yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình và yêu cầu văn bản phải được nộp trong vòng 10 ngày kể từ ngày quyết định được thông qua. Công ty muốn mua lại cổ phần của cổ đông thì cần có sự đồng thuận của Đại hội đồng cổ đông và theo quy định của Điều lệ công ty. Trường hợp này, cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình sẽ cần phải có văn bản yêu cầu và phải hoàn tất các thủ tục cần thiết.

Trong trường hợp công ty không thể thực hiện mua lại cổ phần, các cổ đông còn lại trong công ty có thể thỏa thuận với nhau để chuyển nhượng cổ phần. Hình thức này giúp cổ đông có thể rút vốn mà không cần đến sự can thiệp của công ty.

Các hình thức này đều phải tuân thủ quy định của pháp luật và điều lệ công ty, nhằm đảm bảo quyền lợi của cả cổ đông và công ty.

Thủ tục rút vốn khỏi công ty cổ phần

Đối với trường hợp Chuyển nhượng cổ phần cổ phần cho người khác

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần căn cứ Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm:

  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán. 

  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng

  • Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần

  • Bản sao, chứng thực của cổ đông chuyển nhượng cổ phần và người được chuyển nhượng hoặc của người được ủy quyền bằng văn bản ủy quyền.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Ký hợp đồng chuyển nhượng với người nhận chuyển nhượng hợp đồng không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực; trường hợp chuyển nhượng cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán thì được thực hiện theo trình tự, thủ tục chuyển nhượng tại pháp luật về chứng khoán.

Bước 2: Cổ đông phải thông báo với công ty về việc chuyển nhượng cổ phần để Công ty ghi nhận vào sổ cổ đông;

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần thì  phải nộp thuế thu nhập cá nhân là 0,1% trên giá trị chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Sau khi hoàn tất quá trình chuyển nhượng cổ phần, công ty sẽ ghi nhận thông tin người mua cổ phần vào sổ cổ đông của công ty. Lúc này, cổ đông rút vốn không còn là cổ đông của công ty.

Đối với trường hợp đề nghị công ty mua lại cổ phần của mình

Cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình khi thuộc trường các trường hợp tại Điều 132 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Cổ đông không đồng ý thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc tổ chức lại công ty.

  • Cổ đông không đồng ý thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông trong trường hợp đề nghị Công ty mua lại cổ phần được tiến hành như sau:

Bước 1: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về 02 vấn đề trên, cổ đông phải gửi văn bản yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Trong đó bao gồm:

  • Nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông;

  • Số lượng cổ phần từng loại;

  • Giá dự định bán;

  • Lý do yêu cầu công ty mua lại.

Bước 2: Căn cứ khoản 2 Điều 132 luật Doanh nghiệp 2020 trong vòng 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Tuy nhiên, lưu ý Công ty chỉ được mua lại cổ phần nếu vẫn đảm bảo thanh toán đủ nợ và nghĩa vụ tài chính sau khi mua lại.

Nếu cổ đông và công ty không thể thỏa thuận được giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá. Tổng số cổ phần mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành. 

Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

Bước 3: Công ty hoàn thành thủ tục mua lại cổ phần của cổ đông và thanh toán tiền mua cổ phần cho cổ đông rút vốn, công ty sẽ thay đổi sổ đăng ký cổ đông. Sau khi công ty hoàn  thành công việc trên thì cổ đông rút vốn không còn là cổ đông của công ty.

Bước 4: Hoàn tất thủ tục giảm vốn điều lệ nếu có

Sau khi mua lại cổ phần của cổ đông, Công ty có thể Giữ số cổ phần này làm cổ phiếu quỹ (đối với công ty đại chúng) hoặc Hủy bỏ số cổ phần đã mua lại và giảm vốn điều lệ (đối với công ty không đại chúng) theo khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí