Chuyển giao công nghệ là gì? Quy định về trình tự, thủ tục chuyển giao công nghệ?

Dưới đây là phân tích của LHLegal về trình tự, thủ tục chuyển giao công nghệ theo quy định pháp luật mới nhất

Khái niệm về công nghệ và chuyển giao công nghệ? 

Theo khoản 2 và khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 định nghĩa:

“Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

Việc chuyển giao công nghệ được phân loại như sau:

  • Chuyển giao công nghệ trong nước: là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.

  • Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam: là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam

  • Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài: là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.

Đối tượng công nghệ được chuyển giao? 

Căn cứ theo Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây: 

  • Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;

  • Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;

  • Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;

  • Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng công nghệ được chuyển giao.

Lưu ý: Trường hợp các đối tượng công nghệ nêu trên được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. (khoản 2 Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017).

Hình thức chuyển giao công nghệ?

Theo Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định việc chuyển giao công nghệ có thể được thực hiện thông quá các hình thức như sau: 

  • Chuyển giao công nghệ độc lập.

  • Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

    • Dự án đầu tư;

    • Góp vốn bằng công nghệ;

    • Nhượng quyền thương mại;

    • Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

    • Mua, bán máy móc, thiết bị đi kèm các đối tượng công nghệ được chuyển giao 

  • Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định pháp luật. 

Chuyển giao nghệ có thể thực hiện qua hình thức chuyển giao công nghệ độc lập

Trình tự, thủ tục chuyển giao công nghệ?

Để việc chuyển giao công nghệ được thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Các bên cần thực hiện đầy đủ các bước như sau:

Bước 1: Xác lập hợp đồng chuyển giao công nghệ

Việc chuyển giao công nghệ phải được các bên thể hiện dưới hình thức hợp đồng và phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.

(Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017)

Bước 2:  Đăng ký chuyển giao công nghệ

Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:

  • Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;

  • Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;

  • Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

(khoản 1 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017)

Đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc các trường hợp trên, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tự nguyện đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ. (khoản 2 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017).

Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;

  • Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực văn bản giao kết chuyển giao công nghệ thể hiện nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ, trường hợp không có văn bản giao kết bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.

(khoản 3 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017)

Bước 3: Nộp hồ sơ 

Sau khi ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện đăng ký chuyển giao gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học công nghệ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ trong thời hạn 90 ngày.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ:

  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị bên đăng ký chuyển giao công nghệ bổ sung;

  • Trường hợp hồ sơ có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị bên đăng ký chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung

  • Trường hợp từ chối, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

(Điều 5 Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Chuyển giao công nghệ)

Lưu ý: Bên có nghĩa vụ thực hiện đăng ký chuyển giao công nghệ được xác định như sau:

  • Bên nhận công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;

  • Bên nhận công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ trong nước;

  • Bên giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ 

Sau khi tiến hành xem xét đầy đủ hồ sơ, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao. 

Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ

Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký chuyển giao sẽ có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.

Đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ không tiến hành đăng ký thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết.

(Điều 24 Luật Chuyển giao công nghệ 2017)

Trên đây là tổng hợp các quy định về trình tự, thủ tục chuyển giao công nghệ. Hy vọng hữu ích đối với quý bạn đọc.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí