CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG MỚI NHẤT HIỆN NAY

Cho thuê lại lao động được hiểu như thế nào?

Khoản 1 Điều 52, Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau: Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.

Khoản 2 Điều 52, Bộ Luật lao động 2019 nhấn mạnh rằng, hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Đặc điểm hoạt động của cho thuê lại lao động

- Có 3 bên chủ thể trong quan hệ lao động: người lao động; doanh nghiệp cho thuê lại lao động; người sử dụng lao động thuê người lao động từ doanh nghiệp  cho thuê lại lao động.

- Là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

- Chỉ được áp dụng đối với một số công việc nhất định: 20 công việc được thực hiện cho thuê lại lao động quy định tại phụ lục II kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP  (Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký; thư ký/Trợ lý hành chính; lễ tân; hướng dẫn du lịch; hỗ trợ bán hàng; hỗ trợ dự án; lập trình hệ thống máy sản xuất; sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông; vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất…)

Nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động

Hợp đồng cho thuê lại lao động nhằm xác lập quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động nhưng lại gắn liền với quyền, lợi ích của người lao động cho thuê lại. Chính vì vậy, hầu hết pháp luật các nước khi quy định về nội dung hợp đồng giữa bên cho thuê lao động và bên thuê lao động đều lưu ý đến việc bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động cho thuê lại. Cụ thể:

- Luật Lao động phái cử của Nhật Bản (Điều 26)

- Luật Bảo vệ lao động phái cử của Hàn Quốc (Điều 20)

- Luật về hợp đồng lao động của Trung Quốc (năm 2007)

Pháp luật cho thuê lại lao động Việt Nam quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng cho thuê lại lao động bao gồm:

- Nơi làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;

- Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

- Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.

Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại đã ký với người lao động.

Hình thức giao kết hợp đồng với người lao động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp cho thuê lại lao động hiện chỉ được ký hợp đồng với người lao động theo một trong hai hình thức sau:

- Hợp đồng lao động không xác định;

- Hợp đồng lao động xác định (thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng)

Việc lựa chọn hình thức hợp đồng nào, người sử dụng lao động đều phải tuân thủ các quy định về lao động và bảo hiểm xã hội cho người lao động của đơn vị mình.

Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động

Các nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

- Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.

- Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

+ Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;

+ Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;

+ Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

- Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

+ Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

+ Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

+ Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

- Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cho thuê lại lao động

Ngoài các quyền và nghĩa vụ cơ bản tại các Điều 5 và Điều 6, theo quy định tại Điều 56, Điều 57, Điều 58 Bộ luật Lao động năm 2019, các bên trong quan hệ cho thuê lại lao động có những quyền và nghĩa vụ đặc trưng sau:

Bên cho thuê lại lao động

- Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;

- Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;

- Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;

-Trả lương cho người lao động cho thuê không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;

- Lập hồ sơ lao động cho thuê, ghi rõ số lao động đã cho thuê, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Được xử lý kỷ luật lao động theo quy định pháp luật và nội quy công ty đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.

Người lao động

- Thực hiện hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

- Tuân thủ kỷ luật, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động;

- Được trả lương không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;

- Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã ký kết;

- Được thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng lao động chính thức với bên thuê lại lao động.

Bên thuê lại lao động

- Có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.

- Không được phân biệt đối xử giữa người lao động thuê lại với người lao động của doanh nghiệp mình về điều kiện lao động.

- Có thể thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và trả lương theo quy định pháp luật hoặc theo thoả thuận các bên trên cơ sở pháp luật.

- Có thể thỏa thuận với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt mà người lao động muốn làm việc cho công ty thuê lại lao động.

- Có quyền trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

- Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.

Trên đây là các vấn đề pháp lý về cho thuê lại lao động mà Công ty Luật TNHH - Luật sư tư vấn pháp luật lao động gửi đến bạn đọc. Hi vọng bài viết giúp ích cho người lao động và người sử dụng lao động.

Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH LHLegal

Mọi thắc mắc về pháp luật lao động, xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 2929 01 đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật lao động của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

Những vấn đề về luật lao động mà LHLegal - luật sư tư vấn pháp luật lao động hỗ trợ tư vấn bao gồm:

+ Các luật sư phụ trách của tổng đài giúp khách hàng nắm rõ quyền và trách nhiệm chung của người lao động và người sử dụng lao động. Cách thành lập các tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên chức như tổ chức công đoàn. Kiểm soát các quan hệ liên quan đến lao động cũng như quản lý lao động theo pháp luật.

+ Nhân viên tư vấn luật lao động còn tư vấn cho khách hàng việc giải quyết việc làm, đăng ký lao động tại các doanh nghiệp nước ngoài.

+ Tư vấn các vấn đề liên quan trong hợp đồng lao động, giao kết lao động hay quyết định chấm dứt hợp đồng lao động theo thỏa thuận. Bạn cũng sẽ được tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài 1900 2929 01 cho biết về cách thức để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải bồi thường hay quy kết trách nhiệm.

+ Tư vấn việc vô hiệu hóa hợp đồng lao động hay nhận biết hợp đồng lao động mất hiệu lực.

+ Các luật sư chuyên Tư vấn pháp luật cũng giúp khách hàng hiểu về các quy định pháp luật về tiền lương, thời gian làm việc hay quy định nghỉ lễ, nghỉ hộ sản, nghỉ việc được hưởng lương và không hưởng lương.

+ Giúp khách hàng có thể giải quyết tranh chấp của các lao động trong việc bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động, doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

+ Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc phòng ngừa an toàn lao động, phòng tránh các bệnh nghề nghiệp liên quan.

+ Tư vấn luật lao động qua tổng đài còn giúp khách hàng hiểu rõ các quy định về nghỉ hộ sản cũng như quy định về việc nhận trợ cấp khi nghỉ sanh, thời gian nghỉ sanh…

+ Tư vấn giải thích cho người lao động các quy định về bảo hiểm xã hội và y tế…

+ Tư vấn quy định pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người nước ngoài làm việc ở Việt Nam

+ Tư vấn các quy định pháp luật khác có liên quan đến lao động: lao động giúp việc nhà,  các chế độ bảo hiểm y tế, bảo biểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, công đoàn

Khi cần tư vấn các vấn đề trên khách hàng đừng ngần ngại hãy liên hệ tổng đài 1900 2929 01 LHLegal - luật sư tư vấn pháp luật lao động của chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất có thể.

Ngoài việc cung cấp dịch vụ tổng đài tư vấn pháp luật qua điện thoại thì chúng tôi còn cung cấp dịch vụ luật sư chuyên hình sự uy tín tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng/ trụ sở Công ty Luật TNHH LHLegal.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí