>>> Tai nạn giao thông chết người tại ngã tư: Trách nhiệm pháp lý và mức bồi thường như thế nào?
>>> Vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người có bị truy cứu hình sự không?
Câu hỏi:
Trả lời:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư LHLegal, Luật sư của chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn đọc như sau:
Quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Theo đó, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải thỏa mãn đủ 3 yếu tố sau:
Có hành vi xâm phạm. Chẳng hạn như hành vi gây tai nạn giao thông; hành vi vượt quá tốc độ…
Có thiệt hại thực tế xảy ra. Thiệt hại được bồi thường bao gồm:
Thiệt hại về tài sản: xe bị hư hỏng, các tài sản khác bị hư hỏng do tai nạn gây ra…
Thiệt hại về sức khỏe: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, tổn thức tinh thần…
Thiệt hại về tính mạng: chi phí hợp lý cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, tổn thất tinh thần…
Lưu ý: Mức bồi thường có thể do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận, có thể dựa theo các quy định của pháp luật để xác định như sau:
Thiệt hại vật chất: về nguyên tắc, mức bồi thường bằng mức thiệt hại thực tế đã xảy ra.
Thiệt hại tinh thần: mức bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định; mức bồi thường tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và thiệt hại thực tế xảy ra. Nghĩa là hành vi xâm phạm là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại xảy ra. Chẳng hạn như hành vi gây tai nạn giao thông là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại về tài sản (xe bị hư hỏng…)
Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn dẫn đến thiệt hại thực tế xảy ra có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Đồng thời, theo Điều 587 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”
Theo quy định trên, trường hợp chủ sở hữu chiếc xe biết hoặc buộc phải biết người lấy xe không có đủ điều kiện để tham gia giao thông (chưa đủ tuổi; không có giấy phép lái xe; có nồng độ cồn trong máu…), thì chủ sở hữu chiếc xe phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.
Quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại do người lấy xe gây tai nạn giao thông
Trường hợp tai nạn giao thông phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định là trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015.
“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
Từ quy định trên, quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có một số nội dung chính sau:
Chủ sở hữu chiếc xe có trách nhiệm trong việc vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển chiếc xe theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu chiếc xe phải bồi thường thiệt hại do chiếc xe gây ra. Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp chủ sở hữu chiếc xe giao xe cho người lấy xe sử dụng thì chủ sở hữu chiếc xe phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, trừ trường hợp:
Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trường hợp chiếc xe bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại thì giải quyết như sau:
Nếu chủ chiếc xe không có lỗi trong việc để chiếc xe bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Nếu chủ chiếc xe có lỗi trong việc để chiếc xe bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì chủ sở hữu chiếc xe và người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Xe bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà chủ xe có lỗi sẽ phải liên đối bồi thường thiệt hại
Căn cứ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, người điều khiển phương tiện giao thông mà có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hình thức xử lý hình sự đối với tội danh này bao gồm phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù với mức khung hình phạt từ 01 năm đến 15 năm tùy theo mức độ của hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội đó gây ra. Ngoài ra, người vi phạm tội danh này còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Ngoài ra, chủ sở hữu chiếc xe cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như biết rõ người lấy xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ nhưng vẫn giao xe, tội danh này được quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
“Điều 264. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.”
Theo đó, trường hợp chủ xe giao xe cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người phạm tội này có thể bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù lên đến 07 năm tùy theo mức độ của hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội đó gây ra. Ngoài ra, hình phạt bổ sung đối với chủ xe có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Trường hợp người gây tai nạn có hành vi lấy xe một cách trái pháp luật (chẳng hạn như cướp; trộm cắp; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; chiếm giữ trái phép tài sản…) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm sở hữu thuộc Chương XVI Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2015).
Người gây tai nạn từ xe trộm cắp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội xâm phạm sở hữu
“Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Theo đó, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt chiếc xe có thể bị truy cứu trách nhiệm tội Cướp tài sản, với hình thức xử phạt là phạt tù từ 03 năm đến 20 năm hoặc chung thân tùy thuộc vào mức độ của hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi đó gây ra… Ngoài ra, người có hành vi cướp chiếc xe có thể bị xử phạt tiền lên đến 100.000.0000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú lên đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”
Theo đó, người nào trộm cắp tài sản (cụ thể là chiếc xe) của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nếu thuộc một trong các trường hợp luật định, có thể bị xử phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm tùy thuộc vào hành vi phạm tội và mức độ hậu quả do hành vi gây ra… Ngoài ra, người có hành vi trộm cắp chiếc xe có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng.
Người trộm cắp xe có thể bị phạt lên đến 50 triệu đồng
“Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Theo đó, người nào có hành vi cướp giật tài sản của người khác có thể bị xử phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy theo mức độ của hành vi phạm tội. Ngoài ra, người phạm tội cướp giật tài sản còn có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng.
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”
Trường hợp người phạm tội có hành vi lạm dụng tín nhiệm thông qua hình thức vay, mượn, thuê tài sản của người khác rồi chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội này có thể bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm tùy thuộc vào hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi gây ra… Ngoài ra, người phạm tội này có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, người phạm tội có hành vi cố ý không trả cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản (cụ thể là chiếc xe) có giá trị từ 10.000.000 đồng có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm tùy mức độ phạm tội.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.”
Như vậy, chủ chiếc xe phải có trách nhiệm trong việc quản lý, bảo quản xe theo đúng quy định pháp luật.
Tại điểm b khoản 5 Điều 11 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP) như sau:
“5. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại thì giải quyết như sau:
…
b) Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp và người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, trong trường hợp chủ xe có lỗi trong việc quản lý, bảo quản xe (chẳng hạn như để chìa khóa ở nơi dễ thấy, không khóa xe cẩn thận…) dẫn đến việc người khác lấy xe và gây tai nạn giao thông, phát sinh thiệt hại thì chủ xe có thể liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Chủ xe không bảo quản xe dẫn đến dễ dàng bị tội phạm chiếm đoạt
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định như sau:
“3. Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.”
Theo đó, trường hợp chủ xe biết người lấy xe không có giấy phép lái xe hoặc không đủ điều kiện điều khiển phương tiện mà không có biện pháp ngăn chặn thì chủ xe phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, chủ xe trong trường hợp này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
“Điều 264. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
…”
Giả sử giữa chủ xe và người gây tai nạn là mối quan hệ giữa cha, mẹ và con, và người con chưa thành niên thì căn cứ theo khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp người con lấy xe của cha, mẹ lái và gây tai nạn, phát sinh thiệt hại thì cha, mẹ có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp:
Người chưa đủ 15 tuổi lái xe gây thiệt hại: cha, mẹ phải chịu toàn bộ thiệt hại.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: người này phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Ngoài ra, cần xem xét trường hợp giữa chủ xe và người gây tai nạn có mối quan hệ thân thích và chủ xe có dấu hiệu bao che, dung túng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 18 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội Che giấu tội phạm như sau:
“Điều 18. Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”
Theo đó, người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm.
Đồng thời, theo Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
“Điều 389. Tội che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;
b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;
c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;
d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;
đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;
e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;
g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;
...”
Từ quy định trên, trường hợp giữa người lấy xe và chủ xe là người thân trong gia đình là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội), có dấu hiệu che giấu, dung túng hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ của người lái xe thì cũng không bị cấu thành tội Che giấu tội phạm theo Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Bởi vì theo Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định thì tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 Bộ luật này không được liệt kê trong Điều 389 về tội Che giấu tội phạm, cho nên, hành vi che giấu hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm theo Điều 18 và Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Hành vi che giấu hành vi vi phạm quy định tham gia giao thông không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm
Căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 11 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định như sau:
“5. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại thì giải quyết như sau:
a) Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.”
Theo đó, trong trường hợp chiếc xe bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật và chủ xe đã trình báo với cơ quan công an, tức là chủ xe đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xét thấy chủ xe không có lỗi trong việc bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp trên thì chủ xe có thể không chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại nếu người lấy xe gây tai nạn và phát sinh thiệt hại.
Hành vi tự ý lấy xe mà không có sự đồng ý hoặc biết của chủ xe cũng được xem là hành vi chiếm hữu, sử dụng trái phép chiếc xe của người khác.
Theo điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định như sau:
“5. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại thì giải quyết như sau:
a) Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.”
Trường hợp này cần phải xác định được việc chủ xe không có lỗi trong việc để chiếc xe bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà do người chiếm hữu, sử dụng trái phép tự ý lấy xe mà không có sự đồng ý hoặc biết của chủ xe thì chủ xe không phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Theo khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.”. Như vậy, chủ xe phải thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo quản xe đúng với quy định pháp luật.
Tuy nhiên, trường hợp chủ xe đã áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo quản xe nhưng vẫn bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái phép và gây tai nạn, phát sinh thiệt hại thì xử lý theo điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định như sau:
“5. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại thì giải quyết như sau:
a) Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.”
Như vậy, chủ xe có thể không phải liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật chiếc xe nếu chủ xe đã áp dụng đầy đủ các biện pháp để bảo quản xe, tức là không có lỗi trong việc để chiếc xe bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật và gây thiệt hại.
Trình báo công an khi bị mất xe
Khi phát hiện xe bị lấy trộm, chủ sở hữu phải lập tức trình báo cơ quan công an để ghi nhận sự việc. Việc này sẽ giúp chủ sở hữu:
Xác lập thời điểm mất xe, làm cơ sở chứng minh chủ xe không liên quan đến vụ tai nạn.
Tạo điều kiện để cơ quan công an truy tìm kẻ trộm và chiếc xe nhanh chóng.
Thủ tục cần thiết:
Chuẩn bị các giấy tờ liên quan: giấy đăng ký xe, giấy tờ tùy thân, và biên bản mất trộm nếu có.
Đến cơ quan công an nơi xảy ra vụ mất cắp hoặc nơi bạn phát hiện sự việc.
Cung cấp thông tin chi tiết: thời gian, địa điểm, đặc điểm nhận dạng của xe, và bất kỳ bằng chứng nào (camera, nhân chứng).
Trong trường hợp xe của bạn bị trộm cắp/cướp/… và gây tai nạn, bạn có trách nhiệm hợp tác để:
Xác minh bạn không phải người điều khiển xe tại thời điểm xảy ra tai nạn.
Cung cấp thông tin giúp cơ quan điều tra truy vết đối tượng phạm tội.
Cách thức hợp tác:
Trả lời trung thực và đầy đủ các câu hỏi của cơ quan điều tra.
Cung cấp bằng chứng hoặc tài liệu hỗ trợ (ví dụ: hình ảnh camera, lộ trình cá nhân tại thời điểm xe bị lấy trộm).
Theo dõi tiến trình giải quyết vụ việc và sẵn sàng tham gia các buổi làm việc khi được triệu tập.
Như vậy, thực hiện đầy đủ hai bước này sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi pháp lý, tránh bị liên đới trách nhiệm với vụ tai nạn, đồng thời hỗ trợ cơ quan chức năng xử lý vụ việc nhanh chóng và hiệu quả.
Bài viết này được xây dựng dựa trên các thông tin và tình tiết từ câu hỏi của người dân, nhằm cung cấp góc nhìn pháp lý mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế cho các quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền và có thể điều chỉnh theo diễn biến thực tế của vụ việc.
Toàn bộ nội dung trả lời trên đây có giá trị giới hạn trong phạm vi yêu cầu, tình tiết sự việc cụ thể của câu hỏi tại đầu bài viết. Mọi trích dẫn, áp dụng câu trả lời nêu trên đều phải ghi rõ nguồn từ Công ty Luật TNHH LHLegal. Nếu áp dụng câu trả lời trong bài viết này cho bất kỳ câu hỏi, sự việc nào khác với bài viết đều có thể không có giá trị và phải tự chịu trách nhiệm bởi người trích dẫn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01