>>> Đau lòng: Người vứt bỏ thai nhi 30 tuần tuổi là đôi nam nữ lớp 9
>>> Người phạm tội đang mang thai có đi tù không?
Câu hỏi:
Trả lời:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LHLegal, sau đây Luật sư của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Theo khoản 1 Điều 44 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, phụ nữ có các quyền như:
“Điều 44. Quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai.
1- Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khỏe trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế.”
Như vậy, từ quy định trên, phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng. Điều này có nghĩa là việc phá thai theo nguyện vọng của bạn không được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Đồng thời, Quyết định số 4128/QĐ-BYT về việc ban hành tạm thời bổ sung danh sách kỹ thuật áp dụng trong hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa đã hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc nạo phá thai có thể được thực hiện cho đến khi thai đủ 22 tuần tuổi. Nghĩa là việc phá thai dưới 22 tuần theo kỹ thuật đúng quy định thì sẽ được pháp luật công nhận.
Ngoài ra, pháp luật liên quan đến bình đẳng giới cũng có quy định điều chỉnh liên quan đến hành vi phá thai. Theo đó, khoản 7 Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định như sau:
“Điều 40. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế
…
7. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:
a) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.”
Theo quy định trên, hành vi ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi được xem là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế.
Tóm lại, theo pháp luật hiện hành, phụ nữ có quyền nạo phá thai theo nguyện vọng, tùy thuộc vào độ tuổi quy định có thể tiến hành phá thai mà xem xét có nên thực hiện hay không. Cho nên, hành vi phá thai không được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Đối với hành vi cưỡng ép người khác phá thai, pháp luật chỉ mới quy định hành vi cưỡng ép phá thai vì giới tính là hành vi trái pháp luật. Còn hành vi cưỡng ép người khác phá thai vì mục đích khác thì chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh, tuy nhiên nếu việc cưỡng ép người khác phá thai có kèm theo các hành vi sử dụng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm uy hiếp, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của người khác thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính như sau:
“Điều 100. Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
5. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
b) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.”
Từ các quy định trên, các hành vi cưỡng ép người khác phá thai vì lựa chọn giới tính sẽ bị xử phạt như sau:
Hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính: phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng.
Hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính: phạt tiền từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng.
Hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính: phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng.
Như vậy, theo pháp luật hiện hành chỉ mới xử phạt hành chính hành vi cưỡng ép người khác phá thai vì lý do giới tính. Còn đối với hành vi cưỡng ép người khác phá thai vì mục đích khác thì chưa có văn bản pháp luật cụ thể để điều chỉnh.
Cưỡng ép người khác phá thai có thể bị xử phạt đến 12 triệu đồng
Theo pháp luật hình sự hiện hành, chưa có quy định nào điều chỉnh hành vi cưỡng ép người khác phá thai. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn nam có hành vi cố ý gây thương tích bạn để ép bạn phá thai thì bạn nam đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Theo điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), trường hợp bạn bị bạn trai “tác động vật lý”, cố ý gây thương tích có tỷ lệ thương tật dưới 11% (vì bạn đang mang thai) đã đủ yếu tố để truy cứu bạn trai bạn với tội Cố ý gây thương tích.
“Tác động vật lý” người phụ nữ có thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích
Ngoài ra, nếu bạn trai của bạn có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn để ép bạn phá thai thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo quy định trên, nếu bạn nam vì muốn cưỡng ép bạn phá thai mà có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn, tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi mà bạn nam có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.
Về cách giải quyết trường hợp trên, trước tiên bạn cần bình tĩnh, tránh suy nghĩ dại dột dẫn đến thực hiện những hành vi không đúng đắn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và đứa trẻ. Sau đây là một số cách giải quyết đảm bảo quyền lợi nhất cho bạn và đứa trẻ.
Bạn cần bảo vệ bản thân mình một cách an toàn. Nếu bạn cảm thấy bị đe dọa về mặt tinh thần lẫn thể chất, bạn hãy lập tức rời xa khỏi người yêu của bạn ngay lập tức. Đồng thời, tìm nơi an toàn để ở, chẳng hạn như nhà người thân, bạn bè đáng tin cậy…
Thu thập đầy đủ bằng chứng. Trong trường hợp bạn bị người yêu xúc phạm, “tác động vật lý” hay thực hiện các hành vi khác xâm phạm đến sức khỏe, tinh thần của bạn, bạn cần thu thập bằng chứng chứng minh bạn trai có các hành vi trên thông qua ghi âm, tin nhắn, hình ảnh, video trích xuất từ camera…
Tìm sự hỗ trợ từ người thân và cơ quan chức năng. Bạn nên nói chuyện này với gia đình, bạn bè… để họ có thể thấu hiểu và giúp đỡ mình trong việc giải quyết tình huống trên. Bạn cũng có thể trình bày sự việc trên với cơ quan chức năng (công an địa phương) về hành vi đe dọa dùng vũ lực, cưỡng ép bạn phá thai của bạn trai bạn.
Tìm sự hỗ trợ, tư vấn pháp lý từ luật sư. Trường hợp bạn muốn tố giác bạn nam khi cảm thấy đủ dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng bạn không biết nên tiến hành như thế nào, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ luật sư chuyên về hình sự. Luật sư sẽ giúp bạn trong việc bảo vệ quyền lợi bản thân một cách tối ưu nhất. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đội ngũ luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự, bạn có thể cân nhắc liên hệ LHLegal – đội ngũ luật sư giỏi của chúng tôi cam kết hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích của bạn một cách tốt nhất, từ việc tư vấn, hướng dẫn soạn hồ sơ khởi kiện, thu thập tài liệu chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn trước tòa…
Bài viết này được xây dựng dựa trên các thông tin và tình tiết từ câu hỏi của người dân, nhằm cung cấp góc nhìn pháp lý mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế cho các quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền và có thể điều chỉnh theo diễn biến thực tế của vụ việc.
Toàn bộ nội dung trả lời trên đây có giá trị giới hạn trong phạm vi yêu cầu, tình tiết sự việc cụ thể của câu hỏi tại đầu bài viết. Mọi trích dẫn, áp dụng câu trả lời nêu trên đều phải ghi rõ nguồn từ Công ty Luật TNHH LHLegal. Nếu áp dụng câu trả lời trong bài viết này cho bất kỳ câu hỏi, sự việc nào khác với bài viết đều có thể không có giá trị và phải tự chịu trách nhiệm bởi người trích dẫn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01