>>> Lối đi chung bị tranh chấp, giải quyết ra sao?
>>> Đất bị vây bọc có được mở lối đi qua phần đất đang tranh chấp?
Quyền về lối đi chung của người sử dụng đất
Lối đi chung là phần diện tích đất được chia ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng.
Theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015, quyền về lối đi chung được xác định như sau:
“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù”.
Theo đó, pháp luật cho phép chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Phải làm sao khi hàng xóm chặn lối đi chung?
Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có thể thương lượng, thoả thuận với người có đất liền kề về việc mở lối đi. Nếu không đạt được thỏa thuận, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Một trường hợp khác là các bên đã có tập quán, thói quen trước đó: Nếu lối đi đã hình thành từ trước do thỏa thuận giữa các bên hoặc theo tập quán, thì không ai được tự ý ngăn chặn hoặc thay đổi lối đi đó.
Trong trường hợp bị chặn lối đi chung, chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định theo quy định khoản 2 Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015, tự thương lượng hòa giải, hoà giải tại cơ sở hoặc khởi kiện ra Toà án.
-
Thương lượng, hòa giải: Trước tiên, nên trao đổi với hàng xóm để tìm hướng giải quyết phù hợp, tránh mâu thuẫn leo thang;
-
Hoà giải tại cơ sở: Nếu việc tự thương lượng, hoà giải với hàng xóm không không thành, công dân có thể gửi đơn đề nghị UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải theo quy định tại khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai năm 2024.
-
Khởi kiện ra Toà án.
Các bên có thể tự thương lượng, thoả thuận về lối đi chung
Người có hành vi cản trở lối đi chung có bị xử phạt?
Như vậy, căn cứ Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015, hàng xóm không được chặn lối đi ra đường công cộng khiến cho hộ gia đình không có lối đi nào khác thuận tiện và hợp lý nhất để ra đường công cộng. Nếu hành vi chặn lối đi gây thiệt hại cho người khác, người vi phạm có thể phải bồi thường theo quy định pháp luật.
Căn cứ Điều 15 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, người có hành vi cản trở lối đi chung, gây cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác có thể bị xử phạt lên đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, phải buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Một số quyền đối với bất động sản liền kề của người dân
Ngoài quyền về lối đi chung như trên, người sử dụng đất còn có một số quyền đối với bất động sản liền kề, được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, bao gồm:
-
Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề: Căn cứ Điều 252 Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu bất động sản liền kề tạo điều kiện cho việc cấp thoát nước hợp lý, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.
-
Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác: Căn cứ Điều 253 Bộ luật Dân sự năm 2015, người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.
-
Quyền về mắc đường dây tải điện, viễn thông: Căn cứ Điều 255 Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc hàng xóm tự ý chặn lối đi chung không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống mà còn vi phạm các quy định pháp luật hiện hành. Người dân có thể áp dụng các biện pháp hòa giải, yêu cầu chính quyền can thiệp hoặc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Đồng thời, các cá nhân cần hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình đối với bất động sản liền kề để tránh vi phạm pháp luật và đảm bảo sự ổn định trong quan hệ láng giềng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Quy định mới về nhà ở xã hội: Người dân thu lợi hàng trăm triệu đồng (13.03.2025)
Chính thức cấp sổ đỏ mới tích hợp mã QR người dân dễ dàng tra cứu 5 thông tin quan trọng (12.03.2025)
Khi nào giao dịch nhà đất không cần đến sổ đỏ, sổ hồng? (11.03.2025)
Đính chính lại diện tích đất thế nào khi diện tích đất trong sổ đỏ khác thực tế? (06.03.2025)
Đất 50 năm hết hạn sử dụng sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất? (06.03.2025)
Người dân tộc thiểu số có được giảm tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất ở có thu tiền sử dụng đất? (27.02.2025)
Đất hết thời hạn sử dụng có được chuyển nhượng, tặng cho? (26.02.2025)
Giải đáp: Đất lấn chiếm có được cấp sổ đỏ không và trong trường hợp nào? (07.02.2025)