>>> Các nguyên tắc xử lý tội phạm trong Bộ luật hình sự 2015
>>> Người đưa hối lộ có bị phạt không? Khung hình phạt tội đưa hối lộ và nhận hối lộ?
Tóm tắt vụ việc
Sáng ngày 17/1/2025, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã chuyển sang phần luận tội trong vụ án liên quan đến Công ty Sài Gòn Đại Ninh, tỉnh Lâm Đồng và một số đơn vị khác.
Theo nguồn báo chí đưa tin, Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Mai Tiến Dũng (cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) 24 – 30 tháng tù cho hưởng án treo về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo cáo trạng, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh được thực hiện Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh tại Lâm Đồng. Trong quá trình thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 2018, Thanh tra Chính phủ xác định Công ty Sài Gòn Đại Ninh đã có nhiều vi phạm trong quá trình thực hiện dự án Đại Ninh nên kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện việc chấm dứt hoạt động, thu hồi đất ở Dự án Đại Ninh.
Biết được việc này, Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch Công ty Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lan) thỏa thuận mua lại Dự án Đại Ninh. Cùng lúc đó, bị cáo Trí lợi dụng mối quan hệ, dùng tiền, lợi ích vật chất để móc nối, câu kết với các cá nhân tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng để thực hiện hành vi thay đổi, điều chỉnh trái pháp luật quyết định của Nhà nước, trong đó có cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng.
Theo lời khai của bị cáo Dũng, khoảng tháng 10/2020, ông Trí đến văn phòng làm việc nhờ ông Dũng “giúp cái đơn” và ông Dũng đã nhận đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh mặc dù không được phân công phụ trách lĩnh vực thanh tra, giải quyết đơn thư. Sau đó, ông Dũng bút phê giao cho bà Trần Bích Ngọc, Vụ trưởng Vụ I, tham mưu, xin ý kiến và truyền đạt của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ về việc chuyển đơn và giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra, rà soát, giải quyết, phản ánh, kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh trái quy định pháp luật.
Về việc nhận tiền từ ông Trí, ông Dũng nói rằng: “Mọi việc tôi đã khai báo hết rồi. Trí có cho tôi 200 triệu đồng”.
Sáng ngày 17/01/2025, ông Mai Tiến Dũng bị Viện kiểm sát đề nghị 24-30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Phân tích tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Quy định pháp luật về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
“Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Các yếu tố cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Ông Mai Tiến Dũng có thể bị cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Từ quy định trên, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được cấu thành khi đáp ứng các yếu tố sau:
Khách thể: tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xâm phạm quan hệ xã hội bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Mặt khách quan:
-
Về hành vi: là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ. Hành vi phạm tội trên có thể được thể hiện thông qua việc không thực hiện, thực hiện không kịp thời, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng với yêu cầu của công vụ.
-
Về hậu quả: tội phạm này gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, có thể là những thiệt hại có tính vật chất (sức khỏe, tính mạng, tài sản), thiệt hại tinh thần (uy tín, danh dự, nhân phẩm, con người…). Cần lưu ý rằng nếu hậu quả chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể xem xét xử lý hành chính.
Liên hệ với vụ việc trên, ông Dũng đã có hành vi giải quyết đơn thư của ông Trí mặc dù ông Dũng không được phân công phụ trách lĩnh vực thanh tra, giải quyết đơn thư. Đồng thời, sau khi giải quyết đơn thư trên, ông Dũng đã nhận 200 triệu đồng từ ông Trí. Hành vi trên của ông Dũng có thể xem là hành vi vì vụ lợi mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ.
Mặt chủ quan:
-
Về lỗi: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ được thực hiện với lỗi cố ý.
-
Về động cơ và mục đích phạm tội: Tội phạm này thực hiện với động cơ vụ lợi – đây là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội nhằm đạt được lợi ích vật chất hay phi vật chất cho mình hoặc cho người khác. Động cơ được xem là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ. Mục đích của tội này là làm cách nào để đạt được nhiều lợi ích vật chất, phi vật chất cho mình, cho người khác nhất hoặc nhằm củng cố, nâng cao địa vị, uy tín, gia tăng quyền lực của cá nhân…
Liên hệ vụ việc trên, có thể thấy ông Dũng đã có động cơ vì vụ lợi nên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ. Mục đích sau cùng là đạt được lợi ích vật chất, cụ thể là ông Dũng nhận được 200 triệu từ ông Trí.
Chủ thể: Chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, chủ thể của tội phạm này bắt buộc phải là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan quản lý nhà nước vì đây là dấu hiệu bắt buộc phải có trong cấu thành tội phạm này.
Theo vụ việc trên, ông Dũng là cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - có thể thấy ông Dũng là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là trong Văn phòng Chính phủ. Ngoài ra, ông Dũng đủ tuổi và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự nên đối tượng này có thể trở thành chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ.
Như vậy, thông qua các dấu hiệu cấu thành tội phạm trên, ông Mai Tiến Dũng có thể bị cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Nếu có thắc mắc hay đặt câu hỏi gì hãy liên hệ đến chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (09.05.2025)
Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết (06.05.2025)
Phá nhanh vụ trộm vàng tại Phan Thiết: Con gái cùng bạn trai lấy trộm hơn 100 triệu đồng của gia đình (05.05.2025)
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long khiến một người tử vong: Diễn biến pháp lý và trách nhiệm dân sự? (05.05.2025)
Nhân viên trộm đồ của khách trong khách sạn: Vừa bị sa thải, vừa đối mặt án tù? (26.04.2025)
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị xử lý hình sự? (26.04.2025)
Tội rửa tiền: Những thủ đoạn phổ biến và biện pháp ngăn chặn (26.04.2025)
Chơi Niu Niu có bị đi tù không? Mức phạt cao nhất khi tổ chức đánh bạc? (26.04.2025)