Có thể thấy, cứ vào đêm khuya tại các vùng ven của các thành phố thì lại xuất hiện tình trạng nhiều nam nữ thanh niên tụ hợp với nhau để đua xe trái pháp luật. Hiện nay pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi đua xe trái pháp luật, mặc dù phía cơ quan công an đã nhiều lần triệt phá nhưng tình trạng đua xe trái pháp luật vẫn diễn ra thường xuyên. Vậy đua xe trái pháp là gì và sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài phân tích sau đây của LHLegal.
Hành vi đua xe trái phép là gì và bị nghiêm cấm ra sao?
Đua xe trái phép là hành vi điều khiển các loại xe như ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ để tham gia việc đua xe mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Đua xe trái phép là hoạt động gây mất trật tự, mất an toàn khi tham gia giao thông, hành vi này không chỉ gây nguy hiểm cho chính người điều khiển mà còn ảnh hưởng, có tính nguy hiểm cao đối với người tham gia giao thông xung quanh hoặc tài sản gần đó và có thể dẫn đến các tai nạn thương tâm.
Căn cứ theo khoản 6 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, nghiêm cấm hành vi đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
Xem thêm: Đua xe trái phép gây thương tích cho người khác có đi tù không?
Đua xe trái phép sẽ bị phạt như thế nào?
Hiện nay pháp luật có quy định chặt chẽ đối với các hành vi vi phạm của người đua xe trái phép. Các phương tiện không được tham gia đua xe khi không được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như hậu quả mà quy định xử phạt khác nhau.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đua xe trái phép
Căn cứ Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt đối với hành vi đua xe trái phép như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
-
Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;
-
Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 25.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép
Hành vi đua xe trái phép có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 25.000.000đ
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện thực hành vi này còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
-
Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
-
Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.
Người đua xe trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Người đua xe không chỉ bị xử phạt hành chính, mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đua xe trái phép khi hành vi này mang đến nguy hiểm, có tính chất nghiêm trọng.
Theo quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), cụ thể:
“1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
e) Tham gia cá cược;
g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;
i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy mức án cao nhất mà người đua xe trái pháp luật phải nhận có thể lên đến 15 năm tù.
Hành vi đua xe trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tùy theo hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi tổ chức đua xe trái phép gây ra sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Qua đó có thể thấy, hành vi đua xe trái pháp luật có thể bị phạt hành chính hay nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên là những nội dung xoay quanh hành vi đua xe trái phép và mức xử phạt của tội này. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp lý, hãy liên hệ ngay với LHLegal để được giải đáp nhé!
>>> Xem thêm về các dịch vụ của luật sư hình sự giỏi LHLegal tại đây
Liên hệ với Luật sư của LHLegal thông qua những cách thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng? (13.09.2023)
Tại sao các đối tượng lại chọn xã Ea Tiêu và Ea Ktur Daklak để tấn công? (26.06.2023)
Những trường hợp nào không áp dụng hình phạt tử hình? (07.06.2023)
Từ nội dung phim Lật Mặt 6 đến quy định Xâm phạm mồ mả bị xử lý như thế nào? (26.05.2023)
Chồng bạo hành vợ mang thai với 205 vết thương trên cơ thể phải đối diện mức án nào? (25.05.2023)
Phạm nhiều tội cùng lúc thì mức phạt tối đa là bao nhiêu? (27.04.2023)
Các trường hợp đương nhiên xóa án tích? (26.04.2023)
Vì sao Chủ tịch Mường Thanh Lê Thanh Thản bị truy tố tội Lừa dối khách hàng? (24.04.2023)
Tố giác tội phạm - Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm? (21.04.2023)
Nếu không chứng minh được tội phạm thì bao lâu được thả người tạm giữ? (20.04.2023)