>>> Người mắc bệnh tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự?
>>> Không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt đến 35 triệu đồng
Chính sách của Nhà nước về khám chữa bệnh?
Hiện nay chính sách của Nhà nước về khám, chữa bệnh được quy định tại Điều 4 Luật Khám, chữa bệnh 2023 như sau:
“1. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
c) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ;
d) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh.
3. Khuyến khích thực hiện hợp tác công tư; thực hiện ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ưu đãi về tín dụng để đầu tư nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập không chia mà để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Đầu tư cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được xác định thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
5. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
6. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề.
7. Có chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý, quản trị bệnh viện.
8. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
9. Kế thừa và phát huy y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
10. Kết hợp quân y và dân y trong khám bệnh, chữa bệnh.”
Có được từ chối cấp cứu nếu bệnh nhân chưa đóng đủ viện phí?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Luật khám chữa bệnh 2023 quy định các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động khám chữa bệnh:
“2. Từ chối hoặc chậm cấp cứu người bệnh, trừ các quy định tại Điều 40 Luật này”.
Đồng thời, tại Điều 40 Luật khám chữa bệnh 2023 quy định các trường hợp được quyền từ chối khám, chữa bệnh gồm:
-
Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
-
Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
-
Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
-
Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
-
Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Theo quy định tại Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trường hợp người bệnh chưa đóng tiền viện phí không thuộc các trường hợp được phép từ chối khám, chữa bệnh. Do đó, bệnh viện không được quyền từ chối tiếp nhận hoặc điều trị cho người bệnh vì lý do này.
Từ chối cấp cứu bệnh nhân bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo điểm g khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định hành vi từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật có thể đối mặt với các hình phạt sau:
-
Phạt tiền: từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức.
-
Phạt bổ sung: Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng.
Từ chối khám chữa bệnh, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng
Hành vi từ chối cấp cứu do chưa đóng viện phí có bị xử lý hình sự không?
Hành vi từ chối cấp cứu do chưa đóng viện phí có thể bị xử lý hình sự về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định tại Điều 132 BLHS 2015 sđ, bs 2017, như sau:
“Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Các yếu tố cấu thành tội phạm
1. Mặt khách thể:
Tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo vệ tính mạng của con người. Đồng thời, tội phạm xâm phạm trách nhiệm công dân, trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức con người trước tính mạng của người khác.
2. Mặt chủ thể:
Bất cứ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS. Ngoài ra, chủ thể phải là người có điều kiện, phương tiện, khả năng khách quan để thực hiện hành vi cứu giúp.
3. Mặt khách quan:
Hành vi:
-
Người phạm tội thấy và biết rõ tình trạng đó, có khả năng cứu giúp, nhưng cố tình không cứu. Trong một số trường hợp nhất định, người đó buộc phải cứu giúp: nếu chính họ vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm đó hoặc họ có nghĩa vụ công vụ, nghề nghiệp (ví dụ: bác sĩ, công an, cứu hộ…)
-
Không cứu giúp là trường hợp người phạm tội thấy người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, có điều kiện cứu giúp nhưng đã bỏ mặc, lờ đi nên nạn nhân bị chết. Trong trường hợp này, bác sĩ hoàn toàn có khả năng để cứu giúp bệnh nhân trong trường hợp nguy hiểm đến tính mạng nhưng không thực hiện cứu giúp…Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người đang gặp rủi ro hoặc gặp tai nạn, đang bị đe dọa trực tiếp đến sự sống, nếu không kịp thời cứu chữa thì sẽ bị chết. Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có thể do khách quan đưa lại, do chính nạn nhân gây ra hoặc do người khác vô ý gây ra.
Hậu quả: Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, đồng thời xem xét điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không cứu giúp và hậu quả chết người.
4. Mặt chủ quan:
-
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.
-
Người phạm tội biết rõ người khác đang nguy kịch nhưng vẫn cố ý không cứu giúp dù có khả năng thực hiện hành vi cứu giúp đó.
Giải pháp phòng ngừa và quyền của người bệnh khi bị từ chối cấp cứu
Có thể áp dụng các giải pháp phòng ngừa sau:
-
Công khai quy trình tiếp nhận cấp cứu, loại bỏ mọi ràng buộc tài chính trước cấp cứu.
-
Tuyên truyền, tập huấn cho nhân viên y tế về chế tài và trách nhiệm cấp cứu vô điều kiện.
-
Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh vi phạm từ người dân.
Quyền khiếu nại và bồi thường
-
Bệnh nhân hoặc người nhà có quyền khiếu nại đến Thanh tra Sở Y tế, Bộ Y tế hoặc khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại sức khỏe, tính mạng.
-
Đối với người tham gia BHYT, nếu bị trì hoãn cấp cứu dẫn đến mất quyền lợi BHYT cấp cứu, có thể khiếu nại BHXH địa phương để được thanh toán chi phí đúng quy định
Sức khỏe và tính mạng con người là giá trị pháp lý tối thượng cần được bảo vệ trước mọi hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi từ chối cấp cứu bệnh nhân với lý do chưa đóng viện phí là trái với quy định của pháp luật, có thể dẫn đến xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hậu quả nghiêm trọng xảy ra.
Với vai trò là đơn vị chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý, LHLegal khuyến nghị các cơ sở y tế phải tuyệt đối tuân thủ quy định về cấp cứu, không để xảy ra những sự việc đáng tiếc vì lý do tài chính, và người dân cũng cần hiểu rõ quyền của mình để tự bảo vệ khi cần thiết.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Quy định pháp luật đối với pháp nhân thương mại thi hành án hình sự (29.01.2019)
Khởi tố người phụ nữ bắt cóc bé trai 2 tuổi ở Bắc Ninh -Hiểu thế nào về tội chiếm đoạt người dưới 16t (25.08.2020)
Lái xe tông chết người nhưng lỗi ở người mất có bị sao không? (27.07.2022)
Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ (22.07.2022)
Trường hợp nào Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự? (21.07.2022)
“Ngáo đá” giết người lãnh án chung thân hay tử hình? (20.07.2022)
Ba mẹ đánh đòn con làm trẻ bị thương tích nhẹ có bị xử lý gì không? (19.07.2022)
04 vụ đánh đập, hành hạ trẻ em gây phẫn nộ dư luận (18.07.2022)