>>> Tranh chấp hợp đồng tín dụng liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng
>>> Ngân hàng và đấu giá tài sản bảo đảm: Trách nhiệm pháp lý và rủi ro tiềm ẩn
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm thuộc sở hữu chung, có tranh chấp về quyền sở hữu
Khi tài sản bảo đảm thuộc sở hữu chung của nhiều cá nhân hoặc tổ chức, quyền sở hữu tài sản này có thể xảy ra tranh chấp. Điều này đặc biệt xảy ra khi có sự không rõ ràng trong việc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ sở hữu chung. Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định về chế định sở hữu chung từ Điều 207 đến Điều 220. Tại Điều 218 BLDS cũng thể hiện các trường hợp định đoạt tài sản chung, nội hàm của quy định này chỉ rõ đối với tài sản thuộc sở hữu chung, việc định đoạt tài sản (tức là việc dùng tài sản đó để làm TSBĐ cho nghĩa vụ) phải có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu. Vì vậy, khi sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung làm TSBĐ (tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng (Điều 213 BLDS, Luật Hôn nhân và gia đình 2014), tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên trong gia đình (Điều 212) luôn tồn tại nguy cơ dẫn đến tranh chấp về quyền sở hữu do một bên tự ý dùng tài sản làm TSBĐ mà không thông qua hay có sự đồng ý của đồng sở hữu.
Thực tế, tồn tại nhiều trường hợp, Tòa án tuyên bố hợp đồng bảo đảm vô hiệu do vợ hoặc chồng không đồng ý sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung hoặc do các đồng sở hữu tài sản không cùng thống nhất xác lập giao dịch bảo đảm. Theo đó, đối với tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên gia đình, Tòa án căn cứ Điều 212 Bộ luật dân sự để xác định việc định đoạt tài sản chung phải được thực hiện theo phương thức thỏa thuận, đối với tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Như vậy, nếu các đồng sở hữu tài sản không đồng ý xác lập giao dịch đối với tài sản chung thì giao dịch bảo đảm tài sản này vô hiệu do không đảm bảo điều kiện chủ thể tham gia giao dịch theo Điều 117 Bộ luật dân sự.
Đối với tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, Tòa án thường áp dụng Điều 213 Bộ luật Dân sự, khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu”
Để tuyên hủy hợp đồng bảo đảm vì việc xác lập giao dịch bảo đảm đối với tài sản chung của vợ chồng không có sự đồng ý của hai vợ chồng.
Tài sản bị kê biên, phong tỏa do liên quan đến án hình sự/dân sự
Tài sản bảo đảm có thể bị kê biên hoặc phong tỏa do liên quan đến vụ án hình sự hoặc dân sự, dẫn đến việc không thể thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự. Kê biên, phong tỏa tài sản là các biện pháp ngăn chặn tạm thời giúp cho cơ quan có thẩm quyền đảm bảo tốt khả năng xử lý vụ án hình sự, vụ án dân sự và khả năng thi hành án sau này. Nếu trong quá trình điều tra, phát hiện TSBĐ có liên quan đến các vụ án hình sự/dân sự thì cơ quan có thẩm quyền (Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án) hoàn toàn có quyền kê biên, phong tỏa TSBĐ. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên trong quan hệ bảo đảm nên sẽ phát sinh tranh chấp.
Hợp đồng bảo đảm có sai sót về mặt pháp lý hoặc bị vô hiệu
Các lỗi về hình thức hoặc nội dung hợp đồng có thể dẫn đến việc hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu. Điều này có thể làm cho tài sản bảo đảm không thể được xử lý hoặc thực hiện quyền của ngân hàng. Hợp đồng bảo đảm về bản chất là hợp đồng dân sự, do đó các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 117 BLDS); quy định về hình thức, nội dung của hợp đồng (từ Điều 385-408 BLDS) cũng được áp dụng điều chỉnh hợp đồng bảo đảm. Do đó, các bên cần rà soát cẩn thận các điều khoản của hợp đồng bảo đảm. Chắc chắn rằng hợp đồng bảo đảm sẽ không bị vô hiệu do có sai sót về hình thức, nội dung.
Đối với hợp đồng bảo đảm mà tài sản bảo đảm là bất động sản, tài sản phải đăng ký sở hữu thì phải được công chứng theo quy định để đảm bảo Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực pháp luật.
Tranh chấp giữa bên vay với bên thứ ba về tài sản bảo đảm
Trường hợp bên vay và bên thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản bảo đảm cũng có thể xảy ra. Tranh chấp này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xử lý tài sản bảo đảm. Vì vậy, việc tìm hiểu và phân tích chi tiết các quy định của BLDS về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trước khi giao kết hợp đồng bảo đảm là vô cùng quan trọng vì tranh chấp phát sinh trong trường hợp này là vô cùng phổ biến.
Tranh chấp giữa bên vay với bên thứ ba sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xử lý tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm bị Nhà nước thu hồi theo quy định pháp luật
Tranh chấp có thể phát sinh khi TSBĐ bị Nhà nước thu hồi nếu có căn cứ theo quy định của pháp luật. Đó có thể là trường hợp quyền sử dụng đất là TSBĐ bị thu hồi tại Điều 78, Điều 79, Điều 80, Điều 81 Luật Đất đai 2024 hoặc TSBĐ bị tịch thu trong các vụ án hình sự. Bên nhận bảo đảm không xử lý được TSBĐ do Nhà nước thu hồi nên quyền lợi bị ảnh hưởng, điều này cũng làm cho bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm không thống nhất được hướng giải quyết cho Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm, từ đó phát sinh tranh chấp trong việc xác định quyền xử lý TSBĐ.
Bên thế chấp phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm và không thiện chí hợp tác để xử lý tài sản bảo đảm
Bên thế chấp phát sinh tranh chấp với bên nhận bảo đảm hoặc bên thứ ba trong quá trình thực hiện Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm vì không thống nhất được quan điểm chung về phương thức xử lý TSBĐ, định giá TSBĐ,... từ đó tạo thành tâm lý không thiện chí hợp tác để thực hiện Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm. Bên thế chấp có thể không thực hiện nghĩa vụ trả tiền và không hợp tác trong việc bàn giao TSBĐ để xử lý TSBĐ, khiến Ngân hàng bắt buộc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế làm tốn kém chi phí, thời gian cho bên nhận thế chấp.
Ngân hàng cần làm gì khi tài sản bảo đảm bị tranh chấp?
Xác minh tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm
Ngân hàng cần kiểm tra và xác minh tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm để hiểu rõ các yếu tố pháp lý liên quan đến tài sản này. Việc làm rõ các yếu tố pháp lý sẽ giúp ngân hàng đưa ra quyết định phù hợp trong việc xử lý tài sản.
Đảm bảo Hợp đồng bảo đảm được xác lập và thực hiện phù hợp quy định pháp luật
Để hạn chế tối đa rủi ro phát sinh tranh chấp đối với TSBĐ, ngân hàng cần thận trọng trong những bước đầu tiên khi giao kết HĐBĐ, bằng cách rà soát chi tiết các điều khoản của hợp đồng và thiện chí trong việc thực hiện hợp đồng, luôn tuân thủ quy định của pháp luật để đảm bảo hiệu lực pháp lý của HĐBĐ, từ đó có cơ sở để chứng minh cho quyền lợi của mình và yêu cầu thực hiện quyền xử lý TSBĐ khi phát sinh tranh chấp.
Tạm dừng hoặc điều chỉnh biện pháp xử lý tài sản
Khi tài sản bảo đảm bị tranh chấp, ngân hàng cần cân nhắc tạm dừng hoặc điều chỉnh các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm. Điều này có thể bao gồm việc trì hoãn việc bán đấu giá tài sản, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định rõ ràng về quyền sở hữu tài sản, hoặc thậm chí yêu cầu các bên liên quan thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
Tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng trong các vụ việc tranh chấp tài sản bảo đảm
Ngân hàng có thể tham gia vào quá trình tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong trường hợp tranh chấp không thể giải quyết qua hòa giải hoặc thương lượng. Đây là quyền và nghĩa vụ của ngân hàng khi là một bên trong hợp đồng bảo đảm. Việc chủ động tham gia tố tụng giúp ngân hàng nắm bắt tốt tình hình của vụ việc, từ đó đưa ra những hành động pháp lý phù hợp, bảo vệ tối đa quyền lợi của mình.
Ngân hàng có thể tham gia quá trình tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình
Yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu cần)
Nếu tranh chấp về tài sản bảo đảm có nguy cơ làm mất quyền lợi của ngân hàng, ngân hàng có thể yêu cầu tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như: kê biên tài sản, phong tỏa tài sản để đảm bảo khả năng thực hiện quyền lợi của ngân hàng sau giải quyết tranh chấp.
Thực hiện quyền xử lý tài sản bảo đảm và nhờ đến sự hỗ trợ của Cơ quan nhà nước để cưỡng chế xử lý tài sản bảo đảm
Sau khi đã xác minh tình trạng và có đủ cơ sở pháp lý, ngân hàng có quyền thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Việc thực hiện quyền xử lý TSBĐ cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tại BLDS, Nghị định 21/2021/NĐ-CP, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền xử lý TSBĐ cần rất nhiều sự hỗ trợ của Cơ quan nhà nước. Đặc biệt là trong trường hợp cưỡng chế xử lý TSBĐ khi bên bảo đảm không hợp tác để xử lý TSBĐ. Do vậy, Ngân hàng cần chủ động liên hệ, yêu cầu sự giúp đỡ để bảo đảm tốt nhất quyền lợi của mình
Thương lượng, thỏa thuận với các bên liên quan để hạn chế chi phí, thời gian giải quyết tranh chấp
Trước khi đưa tranh chấp ra giải quyết ở cơ quan tố tụng, ngân hàng cần cân nhắc việc thương lượng, thỏa thuận với các bên liên quan. Điều này giúp tranh chấp được giải quyết tốt hơn, đảm bảo hơn lợi ích của các bên và hạn chế chi phí, thời gian tham gia tố tụng để yêu cầu bảo vệ quyền lợi. Việc các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp luôn được cơ quan tố tụng khuyến khích, một mặt giảm bớt sự quá tải trong giải quyết tranh chấp của chính cơ quan tố tụng, mặt khác giúp các bên giữ được mối quan hệ tốt đẹp sau tranh chấp.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Bảo lãnh vay vốn là gì? Quy định pháp luật và những điều cần biết (09.04.2025)
Trường hợp nào ngân hàng được tự ý bán tài sản thế chấp? (09.04.2025)
Ngân hàng bán tài sản thế chấp: Cần lưu ý gì để tránh rắc rối pháp lý? (09.04.2025)
Tài sản đấu giá ngân hàng: Cơ hội đầu tư hay tiềm ẩn rủi ro pháp lý? (09.04.2025)
Tranh chấp giữa người trúng đấu giá và ngân hàng - Cách nhận diện và hướng giải quyết (09.04.2025)
Trúng đấu giá tài sản từ ngân hàng - Hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ để tránh rủi ro (09.04.2025)
Bùng phát các chiêu trò lừa đảo tài chính, giả mạo thương hiệu trong năm 2024 (03.04.2025)
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: Cần làm rõ quyền và nghĩa vụ trong khung pháp lý cho Trung tâm tài chính (03.04.2025)