>>> Người giám hộ là gì? Điều kiện để được làm người giám hộ theo pháp luật Việt Nam
>>> Làm cách nào để xác định cha mẹ cho con?
Quy định pháp luật về người giám hộ
Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giám hộ như sau:
"Điều 46. Giám hộ
1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)."
Đồng thời, khoản 1 Điều 48 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định về người giám hộ như sau:
"Điều 48. Người giám hộ
1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ."
Như vậy, người giám hộ được hiểu là cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện theo quy định pháp luật về giám hộ.
Ngoài ra, một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
Điều kiện làm người giám hộ
Đối với người giám hộ là cá nhân, điều kiện để trở thành người giám hộ được quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
-
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
-
Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
-
Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
-
Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Đối với người giám hộ là pháp nhân, điều kiện để trở thành người giám hộ được quy định như sau:
Đầu tiên, tổ chức đó phải đáp ứng các điều kiện trở thành pháp nhân tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
-
Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
-
Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
-
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
-
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Tiếp theo, pháp nhân phải có đủ các điều kiện tại Điều 50 Bộ luật Dân sự năm 2015 để có thể làm người giám hộ:
-
Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
-
Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Ngoài ra, căn cứ vào Điều 52, Điều 53 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trường hợp người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự. Theo đó, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không bị sự chỉ định từ cơ quan có thẩm quyền mà đương nhiên trở thành người giám hộ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được thực hiện theo quy định như sau:
-
Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
-
Trường hợp không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
-
Trường hợp không có người giám hộ là anh ruột, chị ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là anh chị ruột/ ông bà nội/ ông bà ngoại/ bác ruột/ chú ruột/ cậu ruột/ cô ruột/ dì ruột
Trường hợp người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự sẽ được thực hiện theo từng trường hợp như sau:
-
Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
-
Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
-
Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Tuy nhiên, trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
Có thể thấy, giám hộ được xác định và hình thành theo một trong bốn trường hợp như sau:
-
Giám hộ theo quy định pháp luật, hay còn gọi là giám hộ đương nhiên.
-
Giám hộ theo thủ tục cử người giám hộ được xác định bởi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
-
Giám hộ theo chỉ định được xác định theo phán quyết của Tòa án.
-
Giám hộ theo lựa chọn được xác định theo thỏa thuận giữa người giám hộ và người được giám hộ.
Trên thực tế, có không ít tranh chấp về người giám hộ. Chẳng hạn như tình huống trong bản án số 164/2023/DS-PT về yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự và tranh chấp người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
-
Bà N là người mất năng lực hành vi dân sự. Ông C (nguyên đơn) - là anh ruột của bà N - yêu cầu Tòa án tuyên bố bà N mất năng lực hành vi dân sự và cử ông C là người giám hộ cho bà N vì ông C đủ điều kiện hơn bà G (bị đơn).
-
Ông C lập luận rằng ông ở gần nhà bà N, ông đã về hưu từ lâu, phần lớn thời gian của ông là ở nhà. Ông có thời gian nấu cơm, đem cơm cho bà N cũng như trông nom, mua thuốc, đưa bà đi bệnh viện kịp thời mỗi khi ốm đau, bệnh tật.
-
Bà G lập luận rằng bà cùng cha mẹ chăm sóc bà N từ nhỏ. Khi mẹ mất thì bà là người trực tiếp chăm sóc bà N, thường xuyên qua lại chăm sóc bà N.
-
Phán quyết cuối cùng của Tòa án là tuyên bố bà N bị mất năng lực hành vi dân sự và chỉ định ông C là người giám hộ của bà N.
Qua tình huống trên có thể thấy ngoài điều kiện chung về người giám hộ được quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Tòa án còn phải căn cứ vào nhiều điều kiện khác trên thực tế đối với người giám hộ như khả năng tài chính, môi trường sống, thời gian dành cho người được giám hộ… vì mục đích sau cùng là bảo đảm quyền và lợi ích của người được giám hộ được tốt nhất.
Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
Đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi
Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi được quy định như sau:
Theo Điều 55 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi như sau:
-
Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
-
Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
-
Quản lý tài sản của người được giám hộ.
-
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Theo khoản 1 Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi như sau:
-
Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
-
Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
-
Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Người giám hộ được quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ
Đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi như sau:
Về nghĩa vụ:
-
Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
-
Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
-
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Về quyền:
-
Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
-
Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
-
Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Căn cứ quy định tại Điều 57 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự:
Về nghĩa vụ:
-
Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
-
Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
-
Quản lý tài sản của người được giám hộ;
-
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Về quyền:
-
Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
-
Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
-
Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
Theo khoản 2 Điều 57 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người giám hộ có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ như sau:
-
Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
-
Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
-
Quản lý tài sản của người được giám hộ
-
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Theo khoản 2 Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện các quyền theo quyết định của Tòa án như sau:
-
Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
-
Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
-
Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người giám hộ
Ngoài ra, người giám hộ có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc quản lý tài sản của người được giám hộ được quy định cụ thể tại Điều 59 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.”
Đối với người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ. Theo đó, người giám hộ sẽ được thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản mà họ quản lý nhằm mục đích sau cùng là bảo đảm lợi ích của người được giám hộ một cách tốt nhất. Các giao dịch dân sự đối với tài sản của người được giám hộ có giá trị lớn cần phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người giám hộ sẽ được quản lý tài sản của họ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trên thực tế, có không ít trường hợp người giám hộ vi phạm nghĩa vụ trong việc quản lý tài sản của người được giám hộ. Chẳng hạn như người giám hộ sử dụng tài sản của người được giám hộ vì mục đích cá nhân, không liên quan đến lợi ích của người được giám hộ. Ví dụ như người giám hộ sử dụng tiền tiết kiệm của người được giám hộ để đi đầu tư vào các dự án kinh doanh riêng của mình hoặc tiêu xài cá nhân. Ngoài ra, có không ít trường hợp người giám hộ thiếu minh bạch trong việc cung cấp các thông tin về việc sử dụng tài sản do họ quản lý (chẳng hạn như khai khống hóa đơn để chiếm đoạt phần chênh lệch). Sự thiếu minh bạch này ảnh hưởng vô cùng lớn đến người được giám hộ, bởi lẽ những người này có khả năng nhận thức hạn chế nên khó có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Thủ tục đăng ký giám hộ
Theo khoản 2 Điều 62 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thủ tục đăng ký giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch do UBND cấp xã là nơi có thẩm quyền giải quyết.
Căn cứ theo Điều 20, 21 Luật Hộ tịch năm 2014 và Quyết định 1872/QĐ-BTP quy định về thủ tục đăng ký giám hộ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Giấy tờ phải xuất trình:
-
Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ.
-
Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú trong trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân theo các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ.
Giấy tờ cần phải nộp:
-
Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu.
-
Văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ cử.
-
Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
-
Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký giám hộ. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
Một số lưu ý:
Đối với giấy tờ nộp, xuất trình nếu người yêu cầu nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp:
-
Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.
-
Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó.
-
Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
Đối với giấy tờ gửi kèm theo nếu người yêu cầu nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến:
-
Bản chụp các giấy tờ gửi kèm theo hồ sơ đăng ký giám hộ trực tuyến phải bảo đảm rõ nét, đầy đủ, toàn vẹn về nội dung, là bản chụp bằng máy ảnh, điện thoại hoặc được chụp, được quét bằng thiết bị điện tử, từ giấy tờ được cấp hợp lệ, còn giá trị sử dụng; nếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt theo quy định, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.
-
Trường hợp giấy tờ, tài liệu phải gửi kèm trong hồ sơ đăng ký giám hộ trực tuyến đã có bản sao điện tử hoặc đã có bản điện tử giấy tờ hộ tịch thì người yêu cầu được sử dụng bản điện tử này.
-
Khi đến cơ quan đăng ký hộ tịch nhận kết quả (Trích lục đăng ký giám hộ/bản sao Trích lục đăng ký giám hộ), người có yêu cầu đăng ký giám hộ xuất trình giấy tờ tùy thân, nộp bản chính các giấy tờ là thành phần hồ sơ đăng ký giám hộ theo quy định pháp luật hộ tịch.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký giám hộ không cung cấp được giấy tờ nêu trên theo quy định hoặc giấy tờ nộp, xuất trình bị tẩy xóa, sửa chữa, làm giả thì cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký giám hộ.
Nếu người đăng ký giám hộ cung cấp giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa thì có thể bị hủy bỏ kết quả đăng ký giám hộ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Hồ sơ được nộp tại UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: người có yêu cầu đăng ký giám hộ truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, đăng ký tài khoản (nếu chưa có tài khoản), xác thực người dùng theo hướng dẫn, đăng nhập vào hệ thống, xác định đúng Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
Người có yêu cầu đăng ký giám hộ trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký giám hộ (cung cấp trên Cổng dịch vụ công), đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật, hoàn tất việc nộp hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, thống nhất, hợp lệ của hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo hình thức nộp trực tiếp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa thực hiện số hóa (sao chụp, chuyển thành tài liệu điện tử trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu) và ký số vào tài liệu, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo quy định.
Công chức tư pháp - hộ tịch thẩm tra hồ sơ (thẩm tra tính thống nhất, hợp lệ của các thông tin trong hồ sơ, giấy tờ, tài liệu do người yêu cầu nộp, xuất trình hoặc đính kèm).
Nếu thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật, hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định, trường hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký giám hộ theo hình thức trực tiếp, thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, cập nhật thông tin đăng ký giám hộ và lưu chính thức trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung.
Công chức tư pháp - hộ tịch in Trích lục đăng ký giám hộ, trình Lãnh đạo UBND ký, chuyển Bộ phận một cửa trả kết quả cho người có yêu cầu.
Người có yêu cầu đăng ký giám hộ kiểm tra thông tin trên Trích lục đăng ký giám hộ, trong Sổ đăng ký đăng ký giám hộ, ký tên vào Sổ đăng ký giám hộ, nhận Trích lục đăng ký giám hộ.
Khi nào thì chấm dứt việc giám hộ?
Theo khoản 1 Điều 62 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc giám hộ chấm dứt trong các trường hợp như sau:
-
Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
-
Người được giám hộ chết;
-
Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
-
Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
Đối với hậu quả chấm dứt việc giám hộ được quy định tại Điều 63 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
-
Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
-
Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
-
Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
-
Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.
Trách nhiệm và quyền hạn của người giám hộ là một nội dung pháp lý quan trọng, đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của người được giám hộ và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Việc nắm vững các vấn đề liên quan không chỉ giúp người giám hộ thực hiện tốt vai trò của mình mà còn tránh được những rủi ro pháp lý có thể phát sinh.
Hy vọng những thông tin về trách nhiệm và quyền hạn của người giám hộ trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn đọc. Nếu như còn bất kỳ câu hỏi nào khác hay cần tư vấn pháp lý, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay đến Luật sư LHLegal. Với đội ngũ Luật sư và cộng sự giỏi, chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi cam kết đồng hành, hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả, mang lại sự an tâm và bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp cho bạn và người được giám hộ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Giao nộp tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự: Quy định và thời điểm giao nộp (26.04.2025)
Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín có thể bị xử phạt tù (23.04.2025)
Luật sư giỏi hòa giải tại các vụ án dân sự tại phiên tòa phúc thẩm, sơ thẩm (03.04.2025)
Vụ 71 triệu đồng chuyển nhầm: Cả tài xế và nữ hành khách đều có thể bị kiện? (02.04.2025)
Từ hôm nay, 01/4/2025 chính quyền cấp xã không còn thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm Pháp Luật (01.04.2025)
Đòi nợ thế nào để không vi phạm pháp luật và đảm bảo quyền lợi? (01.04.2025)
Cẩn trọng khi đổi tiền mới và tiền lưu niệm để tránh vi phạm pháp luật (01.04.2025)
Làm thế nào để thanh lý tài sản cầm cố hợp pháp? (01.04.2025)