>>> Nguy cơ và giải pháp tuân thủ quyết định phong tỏa tài khoản từ phía ngân hàng
>>> Phong tỏa tài khoản ngân hàng: Quy định pháp luật và thẩm quyền quyết định
Quy định pháp luật về phong tỏa tài khoản
Phong tỏa tài khoản là gì?
Phong tỏa tài khoản là một biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng nhằm bảo đảm việc thi hành án của bên có nghĩa vụ trong tranh chấp dân sự hoặc trong các vụ án hình sự, đặc biệt là khi bên có nghĩa vụ có dấu hiệu trốn tránh trách nhiệm hoặc có nguy cơ làm mất tài sản. Quy trình phong tỏa tài khoản cần có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, ngân hàng có trách nhiệm thực hiện yêu cầu này theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý về phong tỏa tài khoản
1. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS): khoản 10, khoản 11 Điều 116; Điều 124, Điều 125, Điều 126, khoản 4 Điều 133, khoản 2 Điều 136 quy định về phong tỏa tài khoản để đảm bảo thi hành án. BLTTDS cung cấp quy định về quy trình áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản. Trong đó, cơ quan thi hành án có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản khi có căn cứ cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ của đương sự có thể bị trốn tránh hoặc bị làm ảnh hưởng đến việc thi hành án.
2. Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS): Điều 126, Điều 129, Điều 130 quy định phong tỏa tài khoản trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thể ra lệnh phong tỏa tài khoản của đối tượng bị điều tra khi có dấu hiệu hành vi phạm tội liên quan đến tài chính, kinh tế. Quyết định phong tỏa được thực hiện ngay lập tức nhằm ngừng các giao dịch hoặc chuyển nhượng tài sản của đối tượng nhằm đảm bảo tài sản phục vụ cho việc thi hành án sau này.
3. Luật Thi hành án Dân sự 2008 (LTHADS): Điều 66, Điều 67, Điều 77 về phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án.
4. Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (LCTCTD): Điều 10 quy định về trách nhiệm của ngân hàng trong bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
5. Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt: Điều 11 quy định chi tiết về việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế và tài chính. Quyết định phong tỏa tài khoản có thể được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, hoặc trong trường hợp các giao dịch tài chính đáng ngờ cần phải được ngừng lại để điều tra. Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản và có thể áp dụng trong một thời gian nhất định cho đến khi có quyết định tiếp theo.
Thẩm quyền ra quyết định phong tỏa tài khoản
Quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật được liệt kê cũng quy định thẩm quyền cụ thể của các cơ quan nhà nước trong việc ra quyết định phong tỏa tài khoản . Thẩm quyền được quy định cho:
Tòa án nhân dân (theo BLTTDS và BLTTHS): Tòa án có quyền ra quyết định phong tỏa tài khoản của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự khi có yêu cầu từ các bên liên quan hoặc khi có dấu hiệu đương sự có thể tẩu tán tài sản, gây khó khăn cho việc thi hành án sau này. Trong vụ án hình sự thì BLTTHS quy định thẩm quyền của Tòa án trong việc phong tỏa tài khoản đối với các đối tượng bị điều tra liên quan đến tài sản, như vụ án kinh tế, tham nhũng. Tòa án có thể yêu cầu phong tỏa tài khoản của bị cáo hoặc nghi phạm khi cần đảm bảo việc thi hành án sau này.
Viện kiểm sát nhân dân: Viện kiểm sát có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan điều tra phong tỏa tài khoản của các bị can trong quá trình điều tra hoặc trước khi xét xử nếu có căn cứ cho rằng bị can có ý định tẩu tán tài sản hoặc có nguy cơ làm ảnh hưởng đến việc thi hành án.
Cơ quan điều tra: Khi điều tra tội phạm, quy định tại BLTTHS cho phép Cơ quan điều tra có quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản của các đối tượng bị điều tra khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến tài chính, tham nhũng, hoặc các hành vi có thể làm mất tài sản phục vụ điều tra, truy tố.
Cơ quan thi hành án dân sự để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản của đương sự để bảo đảm thi hành án, đặc biệt khi có yêu cầu từ bên đương sự hoặc khi phát hiện hành vi tẩu tán tài sản. Quyết định phong tỏa này sẽ được thực hiện trong quá trình thi hành án dân sự khi bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị cáo, bị đơn không tự nguyện thi hành.
Trách nhiệm của ngân hàng khi không tuân thủ quyết định phong tỏa
Trách nhiệm hành chính theo quy định pháp luật
Trách nhiệm của Ngân hàng khi không tuân thủ quyết định phong tỏa dẫn đến tẩu tán tài sảnTheo Điều 45 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), nếu Ngân hàng không thực hiện lệnh phong tỏa tài khoản của cơ quan có thẩm quyền, ngân hàng có thể bị phạt tiền từ 150 triệu đến 250 triệu đồng
Ngoài ra, cơ quan quản lý có thể áp dụng biện pháp bổ sung như đình chỉ hoạt động của chi nhánh ngân hàng vi phạm.
Cơ quan quản lý có thể đình chỉ hoạt động của chi nhánh ngân hàng vi phạm
Trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại cho bên có quyền lợi liên quan
Theo Điều 584, Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS), ngân hàng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu không thực hiện quyết định phong tỏa, dẫn đến việc bên có quyền lợi hợp pháp không thu hồi được tài sản. Chẳng hạn như, trong trường hợp tài khoản của một doanh nghiệp bị phong tỏa để đảm bảo thi hành án nhưng ngân hàng không thực hiện, dẫn đến tài sản bị tẩu tán, ngân hàng có thể phải bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại.
Trách nhiệm hình sự trong trường hợp tiếp tay cho hành vi tẩu tán tài sản
Nếu ngân hàng cố tình không thực hiện phong tỏa, tiếp tay hoặc tạo điều kiện cho chủ tài sản tẩu tán tài sản, cá nhân hoặc tổ chức liên quan có thể bị xử lý theo Điều 385 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) (BLHS) về tội "Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản" hoặc Điều 389 về tội "Tội che giấu tội phạm".
Việc không tuân thủ đúng, kịp thời quyết định phong tỏa tài khoản không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tẩu tán tài sản, gây thiệt hại cho người có quyền lợi liên quan và làm suy giảm niềm tin vào hệ thống ngân hàng. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự, thậm chí bị xử lý hành chính hoặc xem xét trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu tiếp tay, thiếu trách nhiệm nghiêm trọng. Do đó, các ngân hàng cần siết chặt quy trình tiếp nhận và xử lý các quyết định phong tỏa, đảm bảo tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc để bảo vệ uy tín và tránh rủi ro pháp lý phát sinh.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Bảo lãnh ngân hàng: Quy định pháp luật và những rủi ro cần biết (09.05.2025)
Doanh nghiệp cần lưu ý những gì trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại? (09.05.2025)
Một tài sản bảo đảm có thể được dùng để bảo đảm cho nhiều khoản vay tại các ngân hàng khác nhau không? (26.04.2025)
Trình tự, thủ tục, quy trình ngân hàng thu hồi nợ thông qua hình thức đấu giá tài sản (24.04.2025)
Quyền lợi của người bảo lãnh vay vốn khi tài sản bị bán đấu giá trái luật: Cách bảo vệ và xử lý tranh chấp (17.04.2025)
Phân tích và bình luận Bản án số 06/2023/KDTM-PT về tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm (17.04.2025)
Ngân hàng Nhà nước cam kết bơm thanh khoản, hỗ trợ giảm lãi suất bất chấp áp lực tỷ giá từ chính sách thuế của Mỹ (09.04.2025)
Lãi suất huy động bị "ghìm cương", ngân hàng tìm cách xoay xở vốn (09.04.2025)