>>> Tóm tắt và bình luận bản án 15/2024/HS-ST ngày 11/04/2024 về tội tham ô tài sản
>>> Tóm tắt và bình luận bản án 27/2023/HS-ST ngày 14/12/2023 về tội buôn lậu
A. Tóm tắt vụ án
Nguyên đơn:
Công ty Cổ phần đóng tàu Thủy sản H (Công ty H)
Địa chỉ trụ sở: Ngõ 103 đường Q, phường M, quận Ng, thành phố Hải Phòng
Văn phòng giao dịch: số 3/184 đường 2, phường Đi 1, Quận H, thành phố Hải Phòng
Người đại diện theo pháp luật:
Giám đốc - Bà Nguyễn Thị Ph
Người đại diện theo ủy quyền:
1. Ông Đào Văn Q, sinh năm 1960 (Theo văn bản ủy quyền ngày 19/8/2019)
2. Ông Đỗ Văn T, sinh năm 1951 – Cán bộ pháp chế của Công ty Đóng tàu Thủy sản H (Theo văn bản ủy quyền ngày 26/9/2019)
Bị đơn:
Công ty Cổ phần Tập đoàn M (Công ty M)
Địa chỉ trụ sở: SN 100 đường Tr, phường Đ, thành phố Th, tỉnh Thanh Hóa.
Người đại diện theo pháp luật: Tổng giám đốc – ông Nguyễn Hữu L
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Bà Lê Thị Th, sinh năm 1972
Địa chỉ: SN 18 H, phường Đ, thành phố Th, tỉnh Thanh Hóa.
Xem chi tiết Bản án số 09/2020/KDTM-PT ngày 04/06/2020 về tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thuê tàu tại đây
Nội dung vụ án
Ngày 14/8/2017, Công ty M ký hợp đồng kinh tế số BB02/VT - 2017/MNG-TSHP với Công ty H để thuê tàu SunRise 689: Thời gian thuê:10 ngày kể từ ngày giao tàu; giá thuê là 5.970 USD/01 ngày; Mục đích thuê: Vận chuyển, làm bồn chứa nổi; vùng hoạt động theo giấy chứng nhận của tàu; bên thuê được quyền điều tàu, chở xăng dầu hợp pháp trong suốt thời gian thuê tàu. Việc giao tàu, chuyển tiền được thực hiện đầy đủ theo hợp đồng.
Ngày 31/8/2017, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Khánh Hòa tạm giữ hành chính tàu SUNRISE 689.
Ngày 10/01/2018, Cơ quan điều tra hình sự - Bộ Quốc phòng trả lại tàu cho Công ty H, vì sau khi xác minh Công ty H không có lỗi trong việc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Công ty H khởi kiện yêu cầu Công ty M phải bồi thường các khoản thiệt hại như Chi phí kéo tàu SUNRISE 689 từ cảng Cam Ranh về Hải Phòng tổng cộng: 18.630.360.187 đồng.
B. Phân tích bản án
Phán quyết của hội đồng xét xử sơ thẩm
Chấp nhận một phần đơn khởi kiện của Công ty Cổ phần đóng tàu thủy sản H:
Buộc Công ty cổ phần tập đoàn M phải bồi thường cho Công ty cổ phần đóng tàu thủy sản H với tổng số tiền là 17.870.701.387 đồng. Gồm: khoản tiền trong thời gian tàu bị tạm giữ; Chi phí đại lý, tàu lai, hoa tiêu, dầu; Chi phí đỗ cầu bến, tiền điện, tiền nước, …
Về án phí:
Công ty Cổ phần tập đoàn M phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm: 125.870.000 đồng, Công ty Cổ phần đóng tàu Thủy sản H chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm: 34.386.000 đồng.
Căn cứ pháp lý:
Khoản 1 Điều 30; điểm b khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39; khoản 2 Điều 227; Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Điều 52; Điều 215; Điều 216; khoản 1 Điều 229; khoản 4 Điều 231 và Điều 261 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015; Điều 597 Bộ luật Dân sự năm 2015; khoản 4 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí, lệ phí Tòa án.
Nhận định của hội đồng xét xử hội đồng xét xử phúc thẩm
Tại phiên tòa phúc thẩm Công ty H và Công ty M đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp và đề nghị Tòa án công nhận. Xét thấy sự thỏa thuận giữa các bên đương sự là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội; vì vậy Hội đồng xét xử công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Công ty H và Công ty M không thỏa thuận được về trách nhiệm chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm; vì vậy mỗi bên phải chịu 58.250.000 đồng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm; Về án phí phúc thẩm: Công ty H và Công ty M mỗi công ty phải chịu 2.000.000 đồng án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm.
Phán quyết của hội đồng xét xử hội đồng xét xử phúc thẩm
Sửa Bản án số 02/2019/KDTM-ST ngày 24/12/2019 của Toà án nhân dân thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Công nhận sự thỏa thuận giữa Công ty Cổ phần đóng tàu thủy sản H và Công ty Cổ phần tập đoàn M.
Về án phí sơ thẩm: Công ty Cổ phần đóng tàu thủy sản H và Công ty Cổ phần tập đoàn M, mỗi bên phải chịu 58.250.000 đồng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.
Về án phí phúc thẩm: Công ty Cổ phần đóng tàu thủy sản H và Công ty Cổ phần tập đoàn M, mỗi công ty phải chịu 2.000.000 đồng án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm.
Căn cứ pháp lý:
Khoản 2 Điều 308; Điều 309; Điều 300 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019); Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Các Điều 215, 220, 223, 227 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015; Điều 597 Bộ luật Dân sự năm 2015; khoản 5 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí, lệ phí Tòa án.
C. Bài học rút ra từ vụ án so với quy định pháp luật, có khuyến nghị.
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại do người của pháp nhân gây ra:
Trong bản án trên, có sự đối nghịch trong quan điểm của nguyên đơn và bị đơn ở phương diện xác định chủ thể có lỗi và trách nhiệm bồi thường.
Cụ thể:
Về phía nguyên đơn – Công ty M cho rằng:
Ngày 14/8/2017, Công ty M ký hợp đồng kinh tế số BB02/VT - 2017/MNG-TSHP với Công ty H để thuê tàu SunRise 689 có IM 9624196, số hiệu 3WIP9. Thời gian thêu tàu là 10 ngày kể từ ngày giao tàu; giá thuê là 5.970 USD/01 ngày, giá trên đã bao gồm thuế GTGT; mục đích thuê sử dụng tàu: Vận chuyển, làm bồn chứa nổi; vùng hoạt động theo giấy chứng nhận của tàu; bên thuê được quyền điều tàu, chở xăng dầu hợp pháp trong suốt thời gian thuê tàu.
Ngày 31/8/2017, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Khánh Hòa kiểm tra xác minh hàng hóa trên tàu SUNRISE 689 do Công ty M thuê của Công ty H vận chuyển xăng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc nên đã tạm giữ hành chính và sau đó là điều tra về hình sự, quá trình điều tra đã tạm giữ tàu SUNRISE 689.
Đến ngày 10/01/2018 Cơ quan điều tra hình sự - Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định số 01/QĐHB-LKB về việc hủy bỏ Lệnh kê biên tài sản số 02/LKBTS ngày 17/10/2017 đối với tàu SUNRISE 689 và trả lại tàu cho Công ty H, vì sau khi xác minh Công ty H không có lỗi trong việc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Do đó, Công ty H yêu cầu Công ty M phải bồi thường các khoản thiệt hại gồm:
-
Chi phí đại lý, tàu lai, hoa tiêu, dầu DO tại cảng Cam Ranh là 399.593.168 đồng;
-
Chi phí đại lý, tàu lai, hoa tiêu, dầu DO tại cảng Dung Quất là 13.832.019 đồng;
-
Mua dầu DOtại cảng Dung Quất là 216.150.000 đồng;
-
Chi phí đỗ cầu bến, tiền điện, tiền nước ngày 31/12/2017 là 64. 994.600 đồng;
-
Tàu bị tạm giữ 132 ngày (từ ngày 01/9/2017 đến 10/01/2018), áp dụng khoản 2.1 Điều 2 và Điều 7 hợp đồng số BB02/ VT - 2017/MNG -TSHP ngày 14/8/2017 là 132 ngày x 5.970 USD/ngày x 22.760 VNĐ = 17.935.790.400 đồng. Tổng cộng: 18.630.360.187 đồng.
Công ty H yêu cầu công ty M phải bồi thường các khoản thiệt hại
Phía bị đơn – Công ty M không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của Công ty H, cho rằng:
-
Hợp đồng BB02/VT-2017/MNG-TSHP ký ngày 14/8/2017 do bà Lê Thị Th, khi đó là Tổng giám đốc của Công ty M đã lợi dụng chức vụ, sử dụng con dấu trái quy định của Công ty và trái pháp luật, tự ý ký hợp đồng thuê tàu với Công ty H nhằm phục vụ cho hành vi buôn lậu xăng dầu để thu lợi riêng cho cá nhân bà Th, không phục vụ cho nhu cầu kinh doanh hoạt động của Công ty M, không tham khảo ý kiến hay thống nhất với thành viên công ty M.
-
Việc tàu Sunsire 689 bị bắt giữ do chở xăng dầu trái pháp luật có sự thông đồng và giúp sức của nhân viên Công ty H.
Thiệt hại mà Công ty H đề cập trong đơn khởi kiện là hậu quả của việc bà Th ký hợp đồng vì động cơ phạm tội để phục vụ lợi ích cá nhân bà Th, không vì lợi ích của Công ty M. Công ty H có lỗi để cho nhân viên của mình thông đồng, giúp sức cho bà Th thực hiện hành vi phạm tội, do đó yêu cầu của Công ty M không đồng ý bồi thường.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bà Lê Thị Th trình bày:
Việc mua xăng A92, thuê tàu của Công ty H để chở gần 5.000m3 xăng A 92 là do bà Th thống nhất với ông Đào Văn Q vào giữa tháng 8/2017 với số tiền thuê 4.500.000.000 đồng. Sau một thời gian ông Q đề nghị lập hợp đồng thuê, giá thuê là 1.358.000.000 đồng, hợp đồng để hợp thức hóa cho Công ty H. Việc thỏa thuận miệng để thuê tàu Công ty M không biết mà chỉ có bà và ông Q biết.
Bộ phận kế toán thực hiện chuyển đủ 1.358.000.000 đồng, không biết về việc thoả thuận giữa ông Q bà Th.
Như vậy, Công ty M có trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1.358.000.000 đồng hay không?
Ở đây, Toà án xác định quan hệ pháp luật là tranh chấp về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Căn cứ Điều 360, 361 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.
Điều 362. Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình.
Điều 363. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”.
Như vậy, bên có nghĩa vụ nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.
Trong bản án trên, công ty M đã không thực hiện đúng nghĩa vụ là trả lại tàu đúng hạn, gây ra tổn thất. Công ty M cho rằng công ty H cũng có lỗi vì nhân viên của công ty H giúp sức thực hiện hành vi trái pháp luật, hậu quả là tàu Sunsire 689 bị tạm giữ 132 ngày. Mặt khác, Tổng giám đốc của Công ty M là bà Th thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng Công ty M không biết, do đó Công ty M không có lỗi nên không phải bồi thường.
Quan điểm tác giả cũng như quan điểm của Toà án cấp sơ thẩm, cho rằng, Công ty M phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Để có thể xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về Công ty M, cần đáp ứng đủ 03 điều kiện:
-
Người gây ra thiệt hại là người của pháp nhân;
-
Nơi công ty người gây thiệt hại làm việc phải có tư cách pháp nhân;
-
Trong lúc người gây ra thiệt hại thì họ đang thực hiện công việc được pháp nhân giao cho.
Khi gây ra thiệt hại, bà Th là Tổng giám đốc của Công ty M và đang thực hiện nhiệm vụ của Công ty M là thuê tàu chở xăng, Công ty M có tư cách pháp nhân, do đó đối với thiệt hại gây ra, Công ty M phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Tuy nhiên, về vấn đề Công ty H có lỗi trong việc gây ra thiệt hại hay không, cần xem xét kỹ các tài liệu, chứng cứ chứng minh sự can thiệp của nhân viên Công ty H về: chức vụ, vai trò, hành vi, thời điểm thực hiện hành vi,… Để trừ đi phần lỗi do Công ty H gây ra (nếu có) theo Điều 362 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Ưu tiên tự thỏa thuận thay vì khởi kiện ra Toà án:
Ngoài thời gian, công sức, chi phí thuê luật sư,…thì án phí luôn là một vấn đề đáng được cân nhắc khi khởi kiện các vụ án hợp đồng kinh doanh thương mại với giá trị lớn:
Khoản 4 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí, lệ phí Tòa án quy định:
“Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận”.
Khoản 5 Điều 29 Nghị quyết Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí, lệ phí Tòa án quy định:
“Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm, về án phí dân sự sơ thẩm, nếu các đương sự tự thỏa thuận được với nhau thì các đương sự chịu án phí dân sự sơ thẩm theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án xác định lại án phí dân sự sơ thẩm theo nội dung thỏa thuận về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm.
Thông thường các tranh chấp kinh doanh thương mại rơi vào trường hợp có giá ngạch với mức án phí cao, như trong bản án trên, kết thúc vụ án, tổng cộng hai bên phải nộp hơn 100.000.000 đồng tiền án phí, chưa kể những chi phí khác trong quá trình kiện tụng.
Quy định về mức án phí vừa nhằm duy trì bộ máy nhà nước, duy trì hoạt động bình thường của hệ thống tư pháp, đồng thời tạo ra tâm lý e ngại phải đóng án phí cao, từ đó giảm tình trạng tranh chấp, kiện tụng.
Án phí theo quy định hiện hành khá cao nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách đồng thời giảm bớt tranh chấp
Do đó, nếu chẳng may có tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra, các bên nên ưu tiên tự thương lượng, thỏa thuận để giảm bớt xung đột và tốn kém về tài chính, công sức. Sự tham gia của đội ngũ chuyên gia – luật sư là rất cần thiết để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho đôi bên.
Tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một vấn đề pháp lý phổ biến, đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng về các yếu tố vi phạm, mức độ thiệt hại và trách nhiệm của các bên liên quan.
Bài học rút ra từ vụ án này là các bên trong hợp đồng cần thực hiện đúng cam kết, đồng thời lưu ý đến việc soạn thảo hợp đồng chặt chẽ, quy định rõ ràng về trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra. Việc tuân thủ quy định pháp luật và có các biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân hạn chế tranh chấp và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình. Nếu quý khách hàng gặp phải những vụ việc tương tự hoặc bất cứ băn khoăn nào về vấn đề pháp lý, đừng ngần ngại, hãy liên hệ đến đường dây nóng của LHLegal để được tư vấn, giải đáp.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Nghị quyết 68: Bệ phóng cho mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp (07.05.2025)
Ai bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp? Cập nhật quy định mới nhất! (06.05.2025)
Cấm vận thương mại là gì? Điều kiện miễn thuế nhập khẩu hàng hóa vào khu phi thuế quan (06.05.2025)
Phân tích toàn văn Nghị quyết 68: Giảm thiểu “Xin - Cho” - Mở lối tự do kinh doanh, bảo vệ doanh nghiệp tư nhân (06.05.2025)
Hướng dẫn thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty TNHH 1 thành viên (06.05.2025)
Không góp đủ vốn điều lệ đúng hạn bị phạt bao nhiêu tiền? Hướng dẫn xử lý theo quy định mới (06.05.2025)
Yêu cầu chung đối với hợp đồng giao kết với người tiêu dùng: Các điều khoản nào không được quy định? (06.05.2025)
Kinh doanh bất động sản có bắt buộc công khai thông tin về bất động sản không? (06.05.2025)