>>> Tóm tắt và bình luận bản án số 396/2021/DS-PT về tranh chấp tài sản của người được giám hộ
Bị cáo:
1. Trịnh Quốc C - Sinh năm 2003; Địa chỉ: Thôn H, xã Đ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; Tiền án, tiền sự: Không.
2. Lê Xuân TA - Sinh năm 2003; Địa chỉ: Thôn T, xã Đ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; Tiền án, tiền sự: Không.
3. Lê Hữu Hồng H - Sinh năm 2005; Địa chỉ: Thôn T, xã Đ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; Tiền án, tiền sự: Không.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Anh Bùi Quang L - Sinh năm 1999; Địa chỉ: Thôn D, xã Đ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Xem chi tiết bản án tại đây
Tóm tắt nhận định và phán quyết của Hội đồng xét xử
Nhận định của Hội đồng xét xử
Hội đồng xét xử nhận định:
Cấu thành tội phạm
Có đủ cơ sở kết luận: Hành vi của các bị cáo Trịnh Quốc C, Lê Xuân TA và Lê Hữu Hồng H chửi bới, dùng tay, chân và dép đánh anh L tại khu vực quán nước và khu vực lề đường Quốc lộ 45 gây mất trật tự công cộng. Trong quá trình các bị cáo tham gia đánh nhau, Lê Xuân TA có sử dụng 01 chiếc dép bên phải (loại dép lê, không có quai) và Lê Hữu Hồng H có sử dụng 01 chiếc dép bên phải (loại dép lê, không có quai) để đánh anh L. Xét thấy, hai chiếc dép không có tính sát thương, tỉ lệ giám định tổn thương cơ thể cho anh L là 0% nên không được coi là hung khí nguy hiểm. Vì vậy, hành vi của các bị cáo đã phạm vào tội “Gây rối trật tự Công cộng” theo khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự;
Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
Hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến sự hoạt động của quán Bầu Ben. Để đảm bảo trật tự xã hội, có tác dụng giáo dục riêng đối với các bị cáo và phòng ngừa chung nên cần thiết phải lên mức án nghiêm khắc để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
Đánh giá vai trò đồng phạm, các bị cáo phạm tội không có sự phân chia bàn bạc từ trước nên chỉ là đồng phạm giản đơn, các bị cáo đều cùng thực hiện hành vi như nhau nên có vai trò ngang nhau;
Nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt
Các bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Các bị cáo Trịnh Quốc C, Lê Hữu Hồng H có nhân thân tốt, lần đầu phạm tội và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đều thành khẩn khai báo; sau khi sự việc xảy ra các bị cáo đã tự nguyện khắc phục thiệt hại cho anh L. Đây là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điểm i, s, b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự để giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.
Đối với bị cáo Lê Xuân TA đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại sức khỏe cho người khác nhưng từ đó đến nay bị cáo luôn chấp hành tốt các quy định pháp luật; có nơi cư trú rõ ràng. Lần phạm tội này của bị cáo thuộc trường hợp phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo thành khẩn khai báo; tự nguyện khắc phục thiệt hại cho anh L. Đây là các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm i, s, b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.
Do đó, không cần thiết phải cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội mà để các bị cáo cải tạo tại địa phương;
Vật chứng
Đối với 01 chiếc dép bên phải (loại dép lê, không có quai) bằng da màu đen, đã qua sử dụng và 01 chiếc dép bên phải (loại dép lê, không có quai) bằng nhựa, màu vàng nâu đã qua sử dụng, mặt trên có chữ “VIP” màu trắng là những C cụ sử dụng vào việc phạm tội, không còn giá trị sử dụng nên tịch thu tiêu hủy;
Trách nhiệm dân sự
Anh Bùi Quang L không có yêu cầu bồi thường gì thêm nên Hội đồng xét xử không xem xét;
Án phí
Các bị cáo bị kết án, không thuộc trường hợp được miễn án phí nên phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Phán quyết của Hội đồng xét xử
Các bị cáo Trịnh Quốc C, Lê Xuân TA và Lê Hữu Hồng H phạm tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Xử phạt: Bị cáo Trịnh Quốc C, Lê Xuân TA, Lê Hữu Hồng H cùng mức án: 07 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 14 tháng, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Về xử lý vật chứng: Tịch thu tiêu hủy: 01 chiếc dép bên phải (loại dép lê, không có quai) bằng da màu đen, đã qua sử dụng và 01 chiếc dép bên phải (loại dép lê, không có quai) bằng nhựa, màu vàng nâu đã qua sử dụng, mặt trên có chữ “VIP” màu trắng.
Về án phí: Buộc các bị cáo Trịnh Quốc C, Lê Xuân TA và Lê Hữu Hồng H, mỗi bị cáo phải chịu 200.000đ (hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.
Căn cứ pháp lý:
-
Khoản 1 Điều 318; Điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Khoản 1 Điều 47; Điều 58; Điều 38; Điều 65 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
-
Khoản 2 Điều 106; Khoản 2 Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
-
Điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Phân tích các vấn đề pháp lý, bài học rút ra từ vụ án so với quy định pháp luật, có khuyến nghị
Về cấu thành tội phạm Tội gây rối trật tự công cộng
-
Khách thể: Tội xâm phạm đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng, xâm phạm đến các hoạt động đi lại, làm việc, vui chơi nguyên tắc an toàn nơi công cộng tại nơi có nhiều người qua lại, đồng thời xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của những người xung quanh.
-
Mặt khách quan:
-
Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: Gây gổ đánh nhau; Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; Gây cản trở giao thông nghiêm trọng …
-
Hậu quả: Thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội.
-
Hậu quả “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xoá án tích.
-
-
Mặt chủ quan: Người phạm tội này có lỗi cố ý. Bởi họ nhận thức được hành vi và hậu quả sẽ gây ra cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.
-
Chủ thể: Chủ thể của Tội gây rối trật tự công cộng là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm và có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
Hình phạt
Căn cứ quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người phạm Tội gây rối trật tự công cộng có thể đối mặt với mức phạt tù lên đến 07 năm.
Một số vấn đề liên quan
Hành vi gây rối trật tự công cộng kèm theo sự đập phá tài sản hoặc có vũ khí thì tùy từng trường hợp có thể truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội khác như Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đây là một tình huống thường xảy ra trên thực tế.
Hành vi hành hung chống lại người duy trì trật tự công cộng, người đang thi hành công vụ thì có thể người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội chống người thi hành công vụ.
Trong trường hợp hành vi gây rối trật tự công cộng còn kèm theo việc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác thì tùy từng trường hợp, người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng và Tội gây rối trật tự công cộng theo nguyên tắc phạm nhiều tội.
Tùy vào hành vi của người phạm tội mà phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng
Khuyến nghị
Thực tế cho thấy, đối tượng phạm Tội gây rối trật tự công cộng chủ yếu là thanh niên, thanh thiếu niên Nguyên nhân phạm tội thường xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân, lôi kéo, rủ rê nhau, theo số đông. Tình trạng thất nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng của tình hình tội phạm trên.
Do đó, Nhà nước luôn tích cực tạo công ăn việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp nâng cao trình độ học vấn, tổ chức giáo dục, tuyên truyền thường xuyên. Mặt khác, mỗi người trong chúng ta cần rèn luyện đạo đức, lối sống, tránh để xảy ra tình huống đáng tiếc dẫn đến bản thân phải gánh chịu trách nhiệm hình sự, đồng thời gây thiệt hại cho xã hội, cho cộng đồng.
Trên đây là tóm tắt bản án điển hình và bình luận một số vấn đề pháp lý liên quan đến Tội gây rối trật tự công cộng theo pháp luật hình sự hiện hành. Chúng tôi hy vọng bài viết hữu ích, phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập và làm việc của bạn đọc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (09.05.2025)
Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết (06.05.2025)
Phá nhanh vụ trộm vàng tại Phan Thiết: Con gái cùng bạn trai lấy trộm hơn 100 triệu đồng của gia đình (05.05.2025)
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long khiến một người tử vong: Diễn biến pháp lý và trách nhiệm dân sự? (05.05.2025)
Nhân viên trộm đồ của khách trong khách sạn: Vừa bị sa thải, vừa đối mặt án tù? (26.04.2025)
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị xử lý hình sự? (26.04.2025)
Tội rửa tiền: Những thủ đoạn phổ biến và biện pháp ngăn chặn (26.04.2025)
Chơi Niu Niu có bị đi tù không? Mức phạt cao nhất khi tổ chức đánh bạc? (26.04.2025)