>>> Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành
>>> Nhãn hiệu như thế nào thì được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam?
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu (brand) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh doanh. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm “thương hiệu”. Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, không chỉ như nhãn hiệu, thiết kế, logo và trang phục thương mại mà còn với khái niệm, hình ảnh và danh tiếng từ sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng”. Theo Hiệp hội Marketing Mỹ, thương hiệu là tên gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp của tất cả các yếu tố này để nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán và phân biệt nó với hàng hóa hay dịch vụ của những người bán khác.
Như vậy, thương hiệu là khái niệm có phạm vi rộng hơn nhãn hiệu, bao gồm tất cả những yếu tố như tên, logo, hình ảnh, slogan, giá trị cốt lõi, tầm nhìn,... của doanh nghiệp. Thương hiệu được tạo nên qua quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp, giúp khẳng định sức cạnh tranh và giá trị của mình trên thị trường. Thông qua thương hiệu, doanh nghiệp có thể khẳng định vị trí, sức mạnh và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường.
Bảo hộ thương hiệu là gì?
Khái niệm “bảo hộ thương hiệu” không được luật hóa. Tuy nhiên, đây là một phần quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Bảo hộ thương hiệu có thể được hiểu là việc doanh nghiệp thực hiện một số biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm, giả mạo hoặc sử dụng trái phép thương hiệu. Việc bảo hộ thương hiệu có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng thương hiệu của mình.
Lợi ích khi doanh nghiệp xây dựng thương hiệu?
Thương hiệu là tài sản mà doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và nhân lực để xây dựng nên. Dù vậy nhưng việc xây dựng thương hiệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:
-
Tăng cường độ nhận diện của doanh nghiệp trên thị trường:
-
Khi thương hiệu được xây dựng một cách hiệu quả, nó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng được nhận diện trên thị trường. Khách hàng có thể nhanh chóng nhận ra sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp chỉ bằng logo, màu sắc hoặc thông điệp thương hiệu.
-
Thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của mình với các đối thủ cạnh tranh. Điều này rất quan trọng trong một thị trường đông đúc, nơi có nhiều lựa chọn cho khách hàng.
-
-
Tạo lòng tin và sự trung thành của khách hàng: Một thương hiệu đáng tin cậy sẽ tạo ra lòng tin từ phía khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng quay lại và trở thành khách hàng trung thành, từ đó tạo ra doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.
-
Tăng giá trị sản phẩm của doanh nghiệp
-
Sản phẩm từ một thương hiệu nổi tiếng thường có giá trị cao hơn so với sản phẩm tương tự từ thương hiệu không nổi tiếng. Khách hàng sẵn sàng trả nhiều hơn cho sản phẩm của một thương hiệu mà họ tin tưởng và yêu thích.
-
Chẳng hạn như khách hàng sẵn sàng chi trả cho một ly trà sữa của thương hiệu Phúc Long cao hơn so với một ly trà sữa tại các thương hiệu không nổi tiếng.
-
-
Tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường: Khi thương hiệu mạnh, doanh nghiệp dễ dàng mở rộng sang các thị trường mới hoặc giới thiệu các sản phẩm mới. Khách hàng đã quen thuộc với thương hiệu sẽ dễ dàng chấp nhận các sản phẩm mới mà doanh nghiệp giới thiệu.
-
Giảm chi phí marketing: Đây là một lợi ích nổi bật khi xây dựng thương hiệu. Khi thương hiệu đã được xây dựng và nhận diện tốt, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí marketing. Khách hàng sẽ tự động tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp mà không cần phải chi tiêu quá nhiều cho quảng cáo.
-
Tạo cơ hội hợp tác và đầu tư: Một thương hiệu được xây dựng tốt có thể thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư và đối tác kinh doanh. Điều này có thể giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững hơn.
-
Tăng cường giá trị doanh nghiệp: Một thương hiệu mạnh không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn tăng cường giá trị tổng thể của doanh nghiệp. Một thương hiệu có giá trị cao có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư.
Thương hiệu có giá trị cao có thể tạo ra lợi nhuận lớn
Tại sao cần bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp?
Trên thực tế, không hiếm gặp việc các thương hiệu có tên tuổi bị xâm phạm dưới các hình thức như sao chép, bắt chước kiểu dáng, mẫu mã gần giống hoặc tương tự, gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng và làm tổn hại đến kinh tế và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, bảo hộ thương hiệu là việc làm cần thiết, là nhu cầu tất yếu và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Dưới đây là một số lý do vì sao cần bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp:
-
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Bảo hộ thương hiệu giúp đảm bảo rằng chủ sở hữu thương hiệu có quyền hợp pháp đối với nhãn hiệu của mình. Điều này ngăn chặn các hành vi xâm phạm, giả mạo hoặc sử dụng trái phép nhãn hiệu của người khác, từ đó bảo vệ quyền lợi kinh doanh của chủ sở hữu.
-
Hạn chế sự nhầm lẫn của khách hàng: Khi thương hiệu được bảo hộ, nó giúp ngăn chặn sự nhầm lẫn giữa các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp với những sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự từ các đối thủ cạnh tranh. Điều này không chỉ bảo vệ danh tiếng của thương hiệu mà còn giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và lựa chọn sản phẩm của bạn.
-
Tạo giá trị cho doanh nghiệp: Một thương hiệu được bảo hộ có thể tạo ra giá trị kinh tế cho doanh nghiệp. Thương hiệu mạnh có thể thu hút khách hàng, tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Bảo hộ thương hiệu cũng giúp tăng cường giá trị thương hiệu trong mắt các nhà đầu tư. Một thương hiệu được bảo vệ sẽ thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư và đối tác kinh doanh, tạo ra cơ hội phát triển mới. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng mở rộng sang các thị trường mới hoặc hợp tác với các đối tác khác.
-
Khuyến khích đổi mới và sáng tạo: Khi thương hiệu được bảo hộ, các doanh nghiệp sẽ có động lực để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Bảo hộ thương hiệu tạo ra một môi trường an toàn cho sự đổi mới, giúp doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh hiệu quả hơn.
-
Tăng cường lòng tin của khách hàng: Khách hàng thường có xu hướng tin tưởng vào các thương hiệu đã được bảo hộ và có uy tín. Khi thương hiệu được bảo vệ, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, từ đó tạo ra lòng trung thành và sự quay lại của khách hàng.
-
Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Việc bảo hộ thương hiệu giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro pháp lý liên quan đến tranh chấp thương hiệu. Nếu thương hiệu của bạn không được bảo vệ, bạn có thể phải đối mặt với các vụ kiện từ các bên thứ ba, gây tốn kém và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Bảo hộ thương hiệu giúp doanh nghiệp giảm rủi ro pháp lý về tranh chấp thương hiệu
Hướng dẫn về bảo hộ thương hiệu
Như đã đề cập ở trên, thương hiệu là một khái niệm trong lĩnh vực marketing, kinh doanh, chưa được luật hóa và bao gồm nhiều yếu tố như tên, logo, hình ảnh, slogan, giá trị cốt lõi, tầm nhìn,... của doanh nghiệp. Do đó, để bảo hộ thương hiệu thì cần phải bảo hộ nhiều yếu tố này, đối với mỗi doanh nghiệp sẽ có các yếu tố cần được bảo hộ khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn quy trình và thủ tục để bảo hộ một số yếu tố của thương hiệu. Về thủ tục đăng ký bảo hộ, các yếu tố trên đều trải qua 4 bước giống nhau, chỉ khác nhau ở hồ sơ đăng ký.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Căn cứ vào quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được hướng dẫn bởi Điều 24 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm:
-
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định;
-
5 Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ (yêu cầu kích thước lớn hơn 2x2cm và không to quá 8x8cm, nêu rõ màu sắc nếu là nhãn hiệu màu);
-
Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký;
-
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
-
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
-
Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
-
Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
-
Văn bản cho phép sử dụng tên địa danh của cơ quan có thẩm quyền (nếu nhãn hiệu có chứa yếu tố địa danh).
-
Các tài liệu bổ sung khác nếu có:
-
Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu);
-
Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên.
-
Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại
Căn cứ vào Điều 76, 77 và Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại:
Tên thương mại được bảo hộ phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên thương mại được xem là có khả năng phân biệt khi đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:
-
Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
-
Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
-
Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương mại, gồm:
-
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
-
Chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
Chủ thể không liên quan đến hoạt động kinh doanh không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại
Các công việc cần thực hiện để bảo vệ tên thương mại
Tên thương mại là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được bảo hộ dưới hình thức cấp văn bằng. Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại cơ quan thẩm quyền mà được công nhận thông qua việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
Để bảo vệ tên thương mại, chủ thể kinh doanh cần thực hiện các công việc sau:
1. Hiểu rõ về tên thương mại
Chủ thể kinh doanh có thể tìm hiểu về tên thương mại thông qua định nghĩa tại khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, theo đó “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.
2. Đảm bảo khả năng phân biệt của tên thương mại
Theo Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tên thương mại được bảo hộ khi có khả năng phân biệt. Để đảm bảo tên thương mại có khả năng phân biệt, chủ thể kinh doanh nên dựa vào quy định tại Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
3. Sử dụng tên thương mại
Việc sử dụng tên thương mại là rất quan trọng. Tên thương mại sẽ được bảo hộ dựa trên việc sử dụng hợp pháp trong hoạt động kinh doanh mà không cần phải đăng ký. Điều này có nghĩa là chủ thể kinh doanh cần phải thường xuyên sử dụng tên thương mại trong các tài liệu giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì và các phương tiện quảng cáo.
4. Giám sát hoạt động đối với tên thương mại
Chủ sở hữu tên thương mại cần theo dõi và giám sát các hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại của mình. Theo khoản 2 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại là: Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
5. Thực hiện các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại
Nếu phát hiện hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại của mình, chủ sở hữu có thể thực hiện các biện pháp pháp lý như gửi thông báo yêu cầu ngừng hành vi xâm phạm, hoặc khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.
Bài viết này được xây dựng dựa trên những quy định pháp luật hiện hành nhằm cung cấp góc nhìn pháp lý mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế cho các quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền. Mọi trích dẫn, áp dụng câu trả lời nêu trên đều phải ghi rõ nguồn từ Công ty Luật TNHH LHLegal. Nếu áp dụng câu trả lời trong bài viết này cho bất kỳ câu hỏi, sự việc nào khác với bài viết đều có thể không có giá trị và phải tự chịu trách nhiệm bởi người trích dẫn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Rủi ro khi ký hợp đồng giả cách và cách để tránh rơi vào bẫy hợp đồng giả cách (02.01.2025)
Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu (02.01.2025)
Bảo hộ nhãn hiệu là gì? Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu như thế nào? (02.01.2025)
Người đại diện đang nộp visa đi nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không? (02.01.2025)
Hướng dẫn chi tiết quy trình kiện đòi nợ tiền mua hàng (02.01.2025)
Một số vấn đề pháp lý liên quan về pháp nhân thương mại phạm tội (31.12.2024)
Uỷ thác mua bán hàng hóa là gì? Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa và những điều cần biết (30.12.2024)
Đấu giá hàng hóa là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi đấu giá hàng hóa (30.12.2024)