Điều kiện đăng ký nhãn hiệu là gì?
Theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Để dấu hiệu này được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức sở hữu dấu hiệu này phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện chung sau đây:
Dấu hiệu có thể nhìn thấy và được thể hiện dưới các dạng sau:
-
Chữ cái.
-
Từ ngữ.
-
Hình vẽ.
-
Hình ảnh.
-
Hình ba chiều.
-
Sự kết hợp các yếu tố chữ, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều.
Các dấu hiệu này thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh dưới dạng đồ họa.
Có khả năng phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác.
Nhãn hiệu có khả năng phân biệt phải là nhãn hiệu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc được kết hợp từ nhiều yếu tố tạo thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt.
Do đó, nhãn hiệu được bảo hộ khi nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và đặc biệt là nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác
Các dấu hiệu không được bảo hộ đối với nhãn hiệu
Cụ thể tại Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009, 2019 quy định các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
-
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
-
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
-
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
-
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
-
Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Có bắt buộc đăng ký thì mới được bảo hộ nhãn hiệu?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập như sau:
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông thường: Xác lập dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng: Xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào việc tổ chức, cá nhân sở hữu nhãn hiệu này có làm thủ tục đăng ký hay không.
Theo đó, nhãn hiệu có thể không cần làm thủ tục đăng ký vẫn được pháp luật bảo hộ. Trường hợp không cần đăng ký mà cũng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chỉ áp dụng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, đây là nhãn hiệu bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy có thể thấy rằng hiện Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 và tất cả các văn bản liên quan tới pháp luật SHTT khác đều không có bất kỳ quy định nào về việc muốn sử dụng nhãn hiệu thì phải qua thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Dựa vào đây có thể thấy, bản chất của việc đăng ký nhãn hiệu là "đăng ký để được bảo hộ nhãn hiệu", chứ không phải đăng ký để được sử dụng nhãn hiệu. Chính vì vậy, nếu có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu, thì vẫn có thể thiết kế và sử dụng nhãn hiệu hoàn toàn bình thường và không nhất thiết phải đăng ký nhãn hiệu thì mới được sử dụng.
Theo Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 hiện hành, việc xem xét, đánh giá 01 nhãn hiệu là nổi tiếng được lựa chọn từ một số hoặc tất cả các tiêu chí sau đây:
- Số lượng người tiêu dùng đã biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua tin quảng cáo.
- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.
- Doanh số từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được cá nhân, tổ chức bán ra, lượng dịch vụ đã được cá nhân, tổ chức cung cấp.
-Thời gian sử dụng một các liên tục nhãn hiệu đó.
- Mức độ uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu đó.
- Số lượng quốc gia công nhận đó là nhãn hiệu nổi tiếng.
- Giá chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Nhãn hiệu đã đăng ký sẽ được bảo hộ trong bao lâu?
Khi cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó đủ điều kiện để được bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Thời hạn để sử dụng của giấy chứng nhận này được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm, kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Theo đó, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trong thời gian kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đến hết thời gian 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Cùng với đó, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng “độc quyền” nhãn hiệu mà mình đã đăng ký, cá nhân, tổ chức có thể làm thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Liên hệ Luật sư giỏi tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại TP.HCM
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính xác lập yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh, hoặc sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ.
Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những thủ tục khó thực hiện và khá phức tạp nếu không nắm rõ các quy trình thực hiện.
Điều nên làm lúc này, hãy đến với Công ty Luật LHLegal. Chúng tôi sẽ tư vấn và thay mặt đại diện cho khách hàng đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Với đội ngũ luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, chúng tôi cam kết sẽ giải quyết các vấn đề mà bạn đang gặp phải về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Khách hàng nếu có nhu cầu liên quan đến các vấn đề xảy ra trong lĩnh vực Hình sự hãy gọi ngay đến Hotline: 1900 2929 01 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Chat GPT và vấn đề về quyền tác phẩm do Chat GPT tạo ra (06.02.2023)
Chat GPT là gì? Nghề Luật sư liệu có bị xoá sổ bởi Chat GPT và siêu AI? (03.02.2023)
Điều kiện để được làm đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định mới nhất 2023 (04.01.2023)
Quy định về xử phạt vi phạm bản quyền mới nhất (28.11.2022)
QUYỀN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÌ BỊ XÂM PHẠM BẰNG ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ (04.08.2020)