>>> Quy trình kê biên tài sản trong các vụ án hình sự
>>> Điều kiện để bà Trương Mỹ Lan thoát án tử hình?
Tổng quan về đại án Trương Mỹ Lan
Tháng 11 năm 2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành kết luận điều tra vụ án, đề nghị truy tố 86 bị can trong vụ án liên quan Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (viết tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và một số đơn vị.
Trong số 86 bị can, bà Trương Mỹ Lan là Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nắm vai trò chủ mưu, bà bị đề nghị truy tố 3 tội danh: Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.
Thủ đoạn mà các bị cáo sử dụng: Trong quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát” với hơn hơn 1.000 doanh nghiệp, chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, gồm: nhóm định chế tài chính, nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhóm các công ty “ma’’ tại Việt Nam và mạng lưới công ty tại nước ngoài.
Bị can Trương Mỹ Lan dùng thủ đoạn nhờ đứng tên, sở hữu thực tế đến 91% cổ phần và lợi dụng hoạt động của ngân hàng SCB trong việc huy động nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát”. Bà Lan đưa những người thân tín của mình vào nắm giữ những vị trí chủ chốt của SCB, làm theo chỉ đạo của bà Lan và được trả lương từ 200 - 500 triệu đồng/tháng. Sau đó, bà Lan thông qua các cá nhân này để rút tiền của ngân hàng dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống.
Mỗi khoản tiền rút ra sẽ được giao cho từng nhóm để dựng công ty “ma”, phương án đầu tư tại các dự án nhưng không có thực...
Theo kết luận của cơ quan điều tra, Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt của SCB hơn 304.096 tỷ đồng, ngoài ra còn gây thiệt hại hơn 129.372 tỷ đồng là tiền lãi phát sinh từ số tiền chiếm đoạt trên.
Số tiền mà bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt đến từ bị hại là nhiều cá nhân, tổ chức,...Do đó, trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã tiến hành và áp dụng nhiều biện pháp kê biên và thu hồi tài sản để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho các bị hại.
Cơ sở pháp lý về kê biên tài sản và thu hồi tài sản
Điều kiện kê biên tài sản theo pháp luật
Căn cứ theo Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) (Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành), kê biên tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với bị can, bị cáo mà theo quy định của Bộ luật hình sự có thể bị phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Căn cứ theo Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, việc kê biên tài sản trong một vụ án hình sự phải đáp ứng điều kiện:
-
Người bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản là bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.;
-
Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại;
-
Khi tiến hành kê biên tài sản, những người sau phải có mặt:
-
Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;
-
Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;
-
Người chứng kiến.
-
Quy trình kê biên tài sản trong các vụ án hình sự
Thẩm quyền: Căn cứ khoản 2 Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành thì người có thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản bao gồm:
-
Thẩm phán chủ toạ phiên toà;
-
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
-
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
-
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Quy trình kê biên tài sản trong các vụ án hình sự gồm:
1. Xác minh tài sản.
2. Ban hành lệnh kê biên tài sản: Những người có thẩm quyền đã nêu ban hành lệnh kê biên tài sản.
3. Tiến hành kê biên:
Căn cứ theo Công văn số 5024/VKSTC-V14 của VKSND tối cao ngày 19/11/2018 giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự trong ngành Kiểm sát nhân dân, người có thẩm quyền của cơ quan nào ra lệnh kê biên tài sản thì cơ quan đó có trách nhiệm thực hiện.
Khi thực hiện kê biên tài sản, phải có mặt bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo; Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên và người chứng kiến.
Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo mẫu thống nhất và nội dung ghi trong biên bản phải đảm bảo theo quy định như sau: Biên bản phải ghi rõ địa điểm, giờ ngày, tháng năm thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, thành phần tham gia, nội dung của hoạt động kê biên. Sau khi lập xong, người tiến hành kê biên phải đọc lại nguyên văn biên bản cho mọi người nghe và hỏi xem họ có bổ sung thêm bớt, ý kiến của họ được ghi vào biên bản. Nếu không chấp nhận bổ sung phải nêu rõ lý do vào biên bản. Sau đó, tất cả thành phần tham gia buổi kê biên phải ký hoặc điểm chỉ vào biên bản, nếu người tham gia trực tiếp không ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký biên bản. Biên bản phải được giao cho người ra lệnh kê biên, một bản giao cho chính quyền xã phường nơi có tài sản bị kê biên, một bản lưu hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Biên bản phải được đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
4. Niêm phong, quản lý tài sản.
Cách thức thu hồi tài sản bị chiếm đoạt
Căn cứ theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tài sản bị chiếm đoạt có thể được thu hồi bằng cách:
Truy tìm, kê biên tài sản, phong tỏa tài sản, thu giữ, tạm giữ tài sản, tang vật, phương tiện phạm tội.
Tài sản bị chiếm đoạt có thể thu hồi bằng cách kê tiên, phong tỏa tài sản
Thực tiễn kê biên và thu hồi tài sản trong đại án Trương Mỹ Lan
Tài sản bị kê biên trong vụ án Trương Mỹ Lan
Cổ phần, vốn góp (liên quan đến bà Lan, các bị cáo khác và các cá nhân được nhờ đứng tên) tại nhiều tập đoàn, công ty với tổng giá trị quy đổi là khoảng 12.313 tỷ đồng như:
-
18% cổ phần của bà Lan tại Công ty liên doanh Vietcombank Bonday - Bến Thành do Công ty Setra đứng tên; Cổ phần của bà Lan do nhiều người đứng tên giúp tại Công ty bảo hiểm FWD (hơn 600 tỷ đồng); 1,4 triệu cổ phần tại Công ty Chứng khoán Tân Việt TVIS; Công ty Đông Dược; Công ty Hòa Thuận Phát, Công ty Ngọc Viễn Đông (4.500 tỷ đồng); Công ty Sao Thuỷ.
-
70,59% vốn điều lệ của Công ty cổ phần T&H Hạ Long...
-
9 bất động sản, dự án của bà Lan và các bị cáo tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng như: Khu đô thị phát triển An Phú TP.HCM do Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm làm chủ đầu tư, dự án Tân Thành Long An mà bà Lan đã thỏa thuận chuyển nhượng cho bà Võ Thị Kiêm Khoa; 03 bất động sản thuộc sở hữu của Công ty cổ phần T&H Hạ Long và 08 bất động sản thuộc sở hữu của Công ty TNHH AL Quảng Ninh đều tại phường Tuần Châu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh…
-
1.237 bất động sản thuộc sở hữu của các công ty liên quan đến bà Trương Mỹ Lan đã bị kê biên.
-
Cơ quan điều tra đã thu giữ 1.266 bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công trình xây dựng, cùng với 1.784 bản sao các giấy tờ tương tự
-
Tài sản là tiền mặt và tiền trong tài khoản ngân hàng: 224 tỷ đồng tiền mặt của bà Trương Mỹ Lan, 79 tài khoản ngân hàng của các bị cáo, với tổng giá trị hơn 92 tỷ đồng và 1,6 triệu USD và 205 tài khoản thanh toán, sổ tiết kiệm và tài khoản chứng khoán liên quan, với tổng số tiền 824 tỷ đồng và gần 262.000 USD, cũng bị ngăn chặn giao dịch.
-
Phương tiện vận tải gồm 22 phương tiện, bao gồm 1 du thuyền, 2 tàu và 19 ô tô thuộc sở hữu của bà Trương Mỹ Lan và cháu gái Trương Huệ Vân.
Khó khăn khi xác minh & thu hồi tài sản
Vấn đề xác minh và thu hồi tài sản trong vụ án Vạn Thịnh Phát cũng như các vụ án hình sự nói chung gặp nhiều khó khăn như:
-
Chuyển dịch tài sản qua nhiều lớp trung gian: Các thủ đoạn tội phạm sử dụng như: nhờ người khác đứng tên sở hữu tài sản, chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng khác, chuyển nhượng giả tạo…
-
Vấn đề hợp tác quốc tế: Trong các đại án lớn, tội phạm thường sử dụng thủ đoạn chuyển tiền ra nước ngoài, việc thi hành án sẽ trở nên phức tạp do liên quan đến pháp luật quốc tế và khó xác định được nguồn tiền hiện đang ở đâu.
Giải pháp tăng cường hiệu quả thu hồi tài sản
Áp dụng cơ chế đặc biệt, có sự phối hợp cao, linh hoạt giữa các cơ quan trong quá trình truy vết, xác định và kê biên tài sản trong giai đoạn điều tra vụ án;
Thực hiện đúng, siết chặt quy trình xác minh và thu hồi tài sản: Nếu có sự chậm trễ, lơ là trong việc xác minh, thu hồi thì nguy cơ thất thoát tài sản càng cao, do đó, quy trình xác minh và thu hồi tài sản phải đảm bảo nhanh chóng, đúng pháp luật;
Hoàn thiện các quy định của pháp luật, tránh sự chồng chéo, gây khó khăn cho việc xác minh và thu hồi tài sản; giảm bớt thủ tục hành chính để đẩy nhanh quá trình kê biên, xử lý tài sản.
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động ngân hàng và tài chính qua việc yêu cầu ngân hàng báo cáo giao dịch đáng ngờ để kịp thời phong tỏa tài khoản liên quan đến hành vi phạm tội, siết chặt quy trình cấp tín dụng để tránh tình trạng rút ruột ngân hàng, đẩy mạnh hoạt động giám sát nội bộ ngân hàng nhằm phát hiện sớm các giao dịch gian lận.
Tăng cường thêm nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu xác minh, thu hồi tài sản trong các vụ án lớn và có tính phức tạp cao;
Mở rộng việc ứng dụng công nghệ phân tích để truy vết tài sản bị che giấu, tẩu tán;
Công khai thông tin tài sản bị kê biên để tránh tình trạng tài sản bị chuyển nhượng nhiều lần nhằm hợp thức hóa tài sản do phạm tội.
Tăng cường hợp tác quốc tế về hỗ trợ xác minh, thu hồi tài sản liên quan đến tội phạm, tranh chấp khác, nhất là trong lĩnh vực luật hình sự.
Cần tăng cường quốc tế về phòng chống tội phạm
Bài học pháp lý & định hướng quản lý rủi ro
Bài học từ đại án Trương Mỹ Lan
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tài chính: Cần có cơ chế giám sát, thanh tra tài chính hiệu quả hơn để ngăn chặn các hành vi vi phạm;
Cải thiện hành lang pháp lý: Quy định về kê biên tài sản và thu hồi tài sản cần được sửa đổi và cải cách hành chính để phù hợp với thực tế kinh tế hiện đại và các vụ án có tính chất phức tạp, giá trị thiệt hại lớn;
Tăng cường trách nhiệm của tổ chức tín dụng: Các ngân hàng và tổ chức tài chính cần nâng cao quy trình kiểm soát tín dụng, tránh bị lợi dụng trong các hành vi vi phạm pháp luật;
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Trong bối cảnh tài sản có thể được tẩu tán ra nước ngoài, việc hợp tác với các tổ chức quốc tế là rất cần thiết để thu hồi tài sản hiệu quả.
Doanh nghiệp & cá nhân cần làm gì để tránh vi phạm khi kê biên tài sản trong vụ án hình sự
Tuân thủ quy định về tài chính, đầu tư: Doanh nghiệp cần đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động tài chính, tránh các giao dịch giả tạo, vi phạm pháp luật;
Xây dựng cơ chế giám sát nội bộ hiệu quả: Các doanh nghiệp nên có bộ phận kiểm soát nội bộ để giám sát chặt chẽ các hoạt động tài chính, nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường;
Nâng cao nhận thức pháp lý: Lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính, tín dụng, tránh rơi vào tình huống vô tình vi phạm pháp luật;
Tăng cường tuân thủ quy định phòng chống rửa tiền: Các tổ chức kinh doanh cần thực hiện đầy đủ quy trình kiểm soát giao dịch để phòng ngừa hành vi rửa tiền và tẩu tán tài sản bất hợp pháp.
Trường hợp nhận chuyển nhượng tài sản có liên quan đến hành vi phạm tội, cần phát hiện kịp thời và đánh giá rủi ro trước khi nhận chuyển nhượng. Nếu việc nhận chuyển nhượng tài sản dựa trên xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu hợp pháp của bên chuyển nhượng, cần yêu cầu áp dụng quy định bảo vệ người thứ ba ngay tình để bảo vệ quyền lợi của mình.
Đại án Trương Mỹ Lan không chỉ là hồi chuông cảnh báo về những lỗ hổng trong quản lý tài chính và ngân hàng mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến kê biên và thu hồi tài sản. Việc thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, đặc biệt là các vụ án có yếu tố xuyên biên giới, vẫn đang gặp nhiều khó khăn do tính phức tạp của giao dịch tài chính hiện đại. Để nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ vào quản lý tài sản và tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý nhằm tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực tài chính.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Đại án Vạn Thịnh Phát: Luật sư Lê Nguyên Hòa và Cộng sự tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Sacombank (07.11.2024)
Tòa xét lại vụ Trương Mỹ Lan: Chiếm đoạt 30.000 tỷ đồng của 35.000 người (17.04.2025)
Luật sư tiếp tục yêu cầu Viện Kiểm sát buộc SCB cung cấp hồ sơ (03.04.2025)
Điều kiện thực hiện nghĩa vụ thi hành án vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 (19.02.2025)
Mức án của bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo trong đại án Vạn Thịnh Phát (05.12.2024)
Nóng ! Bà Trương Mỹ Lan y án tử hình! (03.12.2024)
Sáng nay 3/12 TAND Cấp cao TP.HCM tuyên án bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm (03.12.2024)
Toàn cảnh phiên xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát trước khi tòa tuyên án (28.11.2024)