>>> Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố?
Khái niệm về tội Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước
Căn cứ theo Điều 179 bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 được quy định như sau:
“Điều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Qua đó, tội Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình làm mất mát, hư hỏng, lãng phí tài sản đó.
Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước là người phạm tội không thực hiện đầy đủ gây mất mát, hư hỏng tài sản
Các yếu tố cấu thành tội Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước
Khách thể của tội phạm
Tại Điều 179 Bộ luật hình sự quy định Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước là hành vi không làm hoặc làm không hết trách nhiệm của mình. Từ đó gây nên hư hỏng, mất mát, lãng phí, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp do mình trực tiếp quản lý.
Trong đó, quyền sở hữu tài sản của con người gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt:
-
Quyền chiếm hữu: Quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Người chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu do được ủy quyền, được giao mà không kèm theo việc chuyển quyền sở hữu thì việc thực hiện các quyền chiếm hữu chỉ được thực thi trong giới hạn của các hành vi và thời gian mà chủ sở hữu cho phép.
-
Quyền sử dụng: Quyền khai thác công dụng và khai thác các lợi ích vật chất của tài sản trong những quyền quan trọng và có ý nghĩa thực tế đối với chủ sở hữu.
-
Quyền định đoạt: Quyền năng của chủ sở hữu để quyết định về “số phận” của tài sản, có thể là trưng bày, lưu trữ, hủy bỏ, tiêu dùng hết,... hoặc cũng có thể bán, tặng, cho,...
Như vậy, khách thể của tội phạm là quyền sở hữu tài sản của người quản lý tài sản; của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu của con người.
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này bao gồm các yếu tố: Hành vi khách quan của tội này thể hiện ở việc thiếu trách nhiệm do không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gây thiệt hại đến tài sản của các đối tượng trên.
Trách nhiệm quản lý tài sản, sử dụng, bảo vệ tài sản được xác định cụ thể trong các văn bản pháp luật, hoặc văn bản riêng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như: nội quy, quy chế, quy định, thỏa ước tập thể... Hành vi thiếu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này nếu gây thiệt hại (như: mất mát, hư hỏng, lãng phí) cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng trở lên.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước là từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, họ phải là người trực tiếp được giải nhiệm vụ quản lý tài sản.
Pháp luật không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự.
“Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Theo đó người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Chủ thể tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước là người từ đủ 16 tuổi trở nên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
Mặt chủ quan
Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thực hiện do lỗi vô ý, có thể là do vô ý vì cẩu thả hoặc vi quá tự tin.
Nghĩa là người phạm tội thấy được hành vi thiếu trách nhiệm của mình có thể gây ra hậu quả, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nhưng cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nhưng có thể người phạm tội không thấy trước hậu quả gây thiệt hại do cẩu thả.
Hình phạt đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước
Căn cứ Điều 179 quy định 03 khung hình phạt:
-
Người phạm tội quy định tại khoản 1 thì bị phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
-
Người phạm tội quy định tại khoản 2 bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng đối với người gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng
-
Người phạm tội quy định tại khoản 3 thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên là nội dung về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước, nếu cần thắc mắc nào bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Ngoài ra, Quý khách hàng có thể liên hệ luật sư bào chữa LHLegal để được tư vấn, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho mình,...
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (09.05.2025)
Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết (06.05.2025)
Phá nhanh vụ trộm vàng tại Phan Thiết: Con gái cùng bạn trai lấy trộm hơn 100 triệu đồng của gia đình (05.05.2025)
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long khiến một người tử vong: Diễn biến pháp lý và trách nhiệm dân sự? (05.05.2025)
Nhân viên trộm đồ của khách trong khách sạn: Vừa bị sa thải, vừa đối mặt án tù? (26.04.2025)
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị xử lý hình sự? (26.04.2025)
Tội rửa tiền: Những thủ đoạn phổ biến và biện pháp ngăn chặn (26.04.2025)
Chơi Niu Niu có bị đi tù không? Mức phạt cao nhất khi tổ chức đánh bạc? (26.04.2025)