>>> Miễn trách nhiệm hình sự là gì? Những trường hợp nào được miễn trách nhiệm hình sự?
>>> Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt khác nhau như thế nào?
Khái niệm và ý nghĩa của tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS)
Định nghĩa tình tiết giảm nhẹ TNHS
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) là các tình tiết ảnh hưởng đến tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong một khung hình phạt so với hành vi phạm tội tương tự nhưng không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Mục đích và vai trò của tình tiết giảm nhẹ TNHS trong luật hình sự
Tình tiết giảm nhẹ TNHS có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án, thể hiện tính khoan hồng, nhân đạo trong quá trình giải quyết vụ án, phản ánh khả năng nhận thức của người có hành vi phạm tội trong quá trình diễn biến sự việc, ý thức ăn năn, hối cải và mong muốn cải tạo của người phạm tội. Ngoài ra cũng có ý nghĩa giúp cho quá trình giải quyết vụ án hình sự và giải quyết hậu quả tội phạm thuận lợi hơn.
Việc quy định tình tiết giảm nhẹ trong Bộ luật Hình sự giúp phân hoá TNHS nhẹ hơn cho một số nhóm đối tượng có đặc điểm đặc biệt về thể chất, tinh thần (phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên), khuyến khích người phạm tội ăn năn hối cải, khai báo đúng sự thật, tự nguyện khắc phục hậu quả,…để họ có cơ hội khắc phục phần nào những sai lầm, từ đó nhanh chóng làm rõ vụ án, giảm bớt hậu quả tội phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự
Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (sau đây viết là BLHS):
“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt”.
Người phạm tội là người có công với cách mạng sẽ là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS trong thực tiễn xét xử
Yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng tình tiết giảm nhẹ
Trong bất kỳ vụ án nào, khi xem xét quyết định hình phạt, Toà án đồng thời xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS (nếu có), tuy nhiên, việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS trong thực tiễn xét xử có một số vấn đề cần lưu ý:
Tình tiết giảm nhẹ luật định và tình tiết giảm nhẹ mang tính tùy nghi
Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự quy định các tình tiết giảm nhẹ TNHS như: Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng…Tuy nhiên, Toà án vẫn có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác (thể hiện thái độ tích cực của người phạm tội) là tình tiết giảm nhẹ.
Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt
Chẳng hạn như tình tiết “Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra” (điểm e khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự) cũng là tình tiết định tội tại Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh:“Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó…”. Do đó, khi quyết định hình phạt với người phạm tội này thì tình tiết “Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra” không được coi là tình tiết giảm nhẹ.
Quyết định có áp dụng tình tiết giảm nhẹ hay không
Một số tình tiết giảm nhẹ mang tính định tính như: “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”. Vậy như thế nào được coi là “Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”?
Người phạm tội thành khẩn khai báo là không khai báo gian dối bất cứ một điều gì liên quan đến hành vi phạm tội của mình cũng như của người khác. Tình tiết này cũng là một dạng tự thú, nhưng ở mức độ thấp hơn. Tình tiết chỉ xảy ra khi người phạm tội đã bị phát hiện. Trong quá trình làm rõ các tình tiết của vụ án thì hành vi này giúp các cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng làm sáng tỏ các hành vi phạm tội nhằm kết thúc sớm vụ án, xét xử đúng người, đúng tội. Theo quy định của Bộ luật hình sự thì người phạm tội khai báo không thành khẩn sẽ không thuộc các tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật này, bởi lẽ, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nhưng khi người phạm tội thành khẩn khai báo thì pháp luật lại quy định đó là một tình tiết giảm nhẹ bởi vì quy định như vậy nhằm thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của nhà nước cũng như giúp các cơ quan có thẩm quyền tố tụng phát hiện tội phạm sớm hơn, nhanh chóng giải quyết vụ án.
Khi người phạm tội thành khẩn khai báo thì sẽ là căn cứ để có thể giảm nhẹ TNHS
Thẩm quyền xem xét và quyết định tình tiết giảm nhẹ thuộc về hội đồng xét xử vụ án.
Ví dụ minh họa về áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS
Thực tiễn, có thể xem xét Bản án số 14/2024/HS-ST của Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh Ninh Thuận về “Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp”:
Nguyễn Văn Ng vận hành cẩu trục gắn trên thùng xe ô tô tải để cẩu băng chuyền khai thác đá. Do Ng không chú ý quan sát, không kiểm tra cáp trên tang cuốn nên để dây cáp bị nhảy ra ngoài tang cuốn dẫn đến mất ổn định của hệ thống nâng hạ, làm băng chuyền khai thác đá loại B880 dài 15 mét, nặng 3.229 kg rơi hướng từ trên xuống dưới trúng người anh Phan Ngọc B gây tai nạn khiến anh B tử vong.
Hội đồng xét xử xem xét tình tiết vụ án, khởi tố vụ án, khởi tố bị can từ Viện kiểm sát, tuyên bị cáo Nguyễn Văn Ng về tội “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp” theo quy định tại khoản 1 Điều 129 của Bộ luật hình sự (khung hình phạt từ 01 – 05 năm t). Đồng thời xem xét tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo tự nguyện bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại (Trước khi mở phiên toà, Công ty trách nhiệm hữu hạn P bồi thường cho đại diện gia đình bị hại 120.000.000 đồng, bị cáo Nguyễn Văn Ng bồi thường cho gia đình bị hại 30.000.000 đồng. Chị Kiều Thị Th (vợ của bị hại Phan Ngọc B) đã nhận đủ tiền bồi thường); thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; người đại diện hợp pháp của bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Đây là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Do đó, hội đồng xét xử tuyên bị cáo Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Ng 15 tháng tù cho hưởng án treo.
Có thể thấy, các tình tiết giảm nhẹ TNHS là quy định rất nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam, việc xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS có vai trò nhất định trong việc phân hóa, đảm bảo tính công bằng khi quyết định hình phạt, giảm tình trạng phạm tội.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Toàn cảnh vụ án Hậu Pháo: Số cựu quan chức vướng lao lý, tài sản bị phong tỏa và thu giữ (21.03.2025)
Hai vợ chồng lĩnh án tù vì trộn hàn the vào giò chả bán ra thị trường (21.03.2025)
Tội trốn thuế bị xử lý thế nào? Trốn thuế gồm những hành vi nào? (21.03.2025)
Phân tích pháp lý vụ hung thủ sát hại 4 người thân "Do quá nghèo" tại Hà Nội (20.03.2025)
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Minh Đức bị khởi tố, bắt tạm giam (20.03.2025)
Phân tích pháp lý vụ tài xế Mercedes rút kiếm dọa nhân viên môi trường (20.03.2025)
Phân tích pháp lý vụ việc giám đốc doanh nghiệp tự ý bán trái phép gần 1.500 m2 đất của dân (20.03.2025)
Hiểu rõ về tội nhận hối lộ: Phân tích chi tiết theo bộ luật hình sự hiện hành (19.03.2025)