Theo quy định pháp hình sự, bắt giữ người là một biện pháp ngăn chặn tội phạm hoặc trong trường hợp có căn cứ xác định bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội,...
Những trường hợp được bắt giữ người?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về các biện pháp ngăn chặn như sau:
“Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn
2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.”
Bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:
-
Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
-
Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
-
Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Bắt người phạm tội quả tang
Căn cứ theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về bắt người phạm tội quả tang như sau:
-
Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải người đang thực hiện tội phạm đến cơ quan Công an
Bắt người đang bị truy nã
Căn cứ theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về bắt người đang bị truy nã như sau:
-
Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Căn cứ theo khoản 2 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam như sau:
-
Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
-
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
-
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
Khi bắt giữ tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền và người chứng kiến
Tại sao không được bắt giữ người vào ban đêm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau: “Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã”.
Như vậy, quy định pháp luật hình sự nếu không phải là trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang truy nã thì không được bắt người vào ban đêm. Theo đó, ban đêm thường được hiểu là khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Có thể thấy, ban đêm là thời gian mà hầu hết quần chúng nhân dân đều đang nghỉ ngơi và đang ngủ, nên việc pháp luật cấm bắt người vào ban đêm nhằm đảm bảo trật tự, tránh gây xáo trộn, ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Đồng thời, việc cấm bắt người vào ban đêm nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch của hoạt động bắt giữ, vì theo quy định pháp luật khi tiến hành bắt người phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến.
Những hoạt động thuộc phạm vi tố tụng hình sự khác mà không được thực hiện vào ban đêm?
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 ngoài việc quy định không bắt người vào ban đêm thì còn những hoạt động tố tụng hình sự sau đây cũng không được phép làm vào ban đêm:
-
Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm. Theo quy định tại khoản 6 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
-
Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Theo quy định tại khoản 3 Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
-
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Theo quy định tại khoản 1 Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Không được khám xét chỗ ở vào ban đêm trừ trường hợp khẩn cấp
Trên đây là bài viết trả lời liên quan đến việc “Tại sao không được bắt giữ người vào ban đêm?” mà LHLegal gửi đến bạn. Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin bổ ích đến Quý bạn đọc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phân biệt tội bắt cóc giam người trái pháp luật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (21.08.2024)
Phân biệt vùng miền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (12.08.2024)
Làm gì khi mua đất bằng giấy viết tay nhưng chủ cũ đã chết? (09.08.2024)
Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố? (26.02.2024)
Công lý được tạo dựng từ pháp luật hay đạo đức? (25.01.2024)
Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án tiền sự không? (20.11.2023)
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Ít nhất 30 người tử vong, trách nhiệm thuộc về ai? (13.09.2023)
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng? (13.09.2023)