>>> Các nguyên tắc xử lý tội phạm trong Bộ luật hình sự 2015
>>> Phân biệt 4 loại tội phạm theo quy định của bộ Luật hình sự hiện hành
Khái niệm “phương tiện phạm tội” trong pháp luật hình sự
Pháp luật hình sự không có khái niệm cụ thể về phương tiện phạm tội (PTPT), nhưng từ thực tiễn, có thể hiểu PTPT là:
“Đối tượng vật chất được tội phạm sử dụng trợ giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội.”
Phương tiện phạm tội là vật chứng trong vụ án hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Lấy ví dụ:
-
Đối với hành vi dùng dao đâm vào vùng trọng yếu của người khác để giết người, phương tiện phạm tội ở đây là con dao.
-
Đối với hành vi sử dụng tài khoản mạng xã hội để phạm tội, thì tài khoản mạng xã hội, thiết bị điện tử để hoạt động mạng xã hội chính là phương tiện phạm tội.
Như vậy, tài khoản mạng xã hội như Tiktok, Youtube, Facebook không phải là vật thể hữu hình, nhưng nếu bị sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội - như đăng tải thông tin xuyên tạc, phát tán nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, lừa đảo... thì có thể được coi là “phương tiện thực hiện tội phạm”.
Thực tiễn, các cơ quan tố tụng đã xem các phương tiện kỹ thuật số như tài khoản mạng xã hội, email, tài khoản ngân hàng điện tử là phương tiện phạm tội… Như vậy, tài khoản TikTok, YouTube hoàn toàn có thể bị coi là phương tiện phạm tội nếu là công cụ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Cơ quan điều tra có quyền gì đối với tài khoản mạng xã hội là phương tiện phạm tội?
Căn cứ pháp lý để xử lý tài khoản mạng xã hội
Theo Điều 89, Điều 106 và Điều 196 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS), “phương tiện phạm tội” được xem là một loại vật chứng và có thể bị tạm giữ, thu giữ, niêm phong, bảo quản để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử.
Bên cạnh đó, một số văn bản quan trọng khác cũng tạo hành lang pháp lý cho việc kiểm soát, thu thập dữ liệu và xử lý tài khoản điện tử, bao gồm:
-
Luật An ninh mạng 2018, đặc biệt tại Điều 26 và Điều 38 quy định về việc kiểm soát, yêu cầu cung cấp và xử lý thông tin khi có hành vi sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật.
-
Luật Giao dịch điện tử 2023, công nhận giá trị pháp lý của dữ liệu điện tử và giao dịch qua phương tiện số.
-
Nghị định 53/2022/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An ninh mạng, đặc biệt Điều 20 quy định chi tiết về trách nhiệm phối hợp của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng.
Các biện pháp mà cơ quan điều tra có thể áp dụng với tài khoản mạng xã hội
Dựa trên hệ thống quy định nêu trên, cơ quan điều tra có thể thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:
Thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử (Điều 106 và Điều 215 BLTTHS 2015):
-
Cơ quan điều tra có thể thu giữ máy tính, điện thoại, thiết bị lưu trữ và dữ liệu điện tử liên quan đến tài khoản mạng xã hội.
-
Đồng thời, có thể yêu cầu chủ tài khoản cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu hoặc phối hợp với các nền tảng (TikTok, YouTube…) để khóa tạm thời hoặc sao lưu dữ liệu phục vụ điều tra.
Tạm thời khóa tài khoản mạng xã hội (Điều 20 Nghị định 53/2022/NĐ-CP, Điều 38 Luật An ninh mạng 2018): Để ngăn ngừa tiếp tục hành vi phạm tội hoặc gây rối trật tự công cộng, cơ quan điều tra có thể yêu cầu nền tảng mạng xã hội đóng băng tài khoản trong thời gian phục vụ điều tra.
Yêu cầu cung cấp dữ liệu tài khoản (Điều 26 Luật An ninh mạng 2018, Điều 20 Nghị định 53/2022/NĐ-CP): Các tổ chức cung cấp dịch vụ internet, mạng xã hội phải lưu trữ và cung cấp thông tin tài khoản, lịch sử truy cập, nội dung dữ liệu... khi có yêu cầu từ cơ quan điều tra.
Phân tích, trưng cầu giám định dữ liệu điện tử (Điều 87, Điều 105 BLTTHS 2015): Dữ liệu được thu thập từ tài khoản mạng xã hội có thể được cơ quan điều tra giám định, phân tích và sử dụng làm chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội.
Xóa tài khoản (khi có bản án có hiệu lực pháp luật) (Điều 106 BLTTHS 2015):
-
Việc xóa vĩnh viễn tài khoản được coi là biện pháp xử lý vật chứng mang tính hủy diệt và chỉ được thực hiện sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.
-
Trước đó, tài khoản chỉ có thể bị niêm phong, bảo quản.
Tóm lại cơ quan điều tra có quyền thu giữ thiết bị, dữ liệu, yêu cầu khóa tài khoản tạm thời, truy xuất và phân tích dữ liệu, và trong trường hợp đặc biệt, xóa tài khoản theo đúng trình tự pháp luật. Tất cả biện pháp này phải tuân thủ chặt chẽ quy trình tố tụng hình sự và căn cứ pháp lý cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ quan điều tra có quyền thu giữ tài khoản mạng xã hội bị coi là phương tiện phạm tội
Quy trình xử lý tài khoản mạng xã hội là phương tiện phạm tội
Điều 106 và 107, Điều 108 BLTTHS quy định trình tự thu giữ, bảo quản, xử lý vật chứng; Điều 196 BLTTHS điều chỉnh việc thu giữ dữ liệu điện tử.
Bước 1: Xác định, đánh giá chứng cứ đối với phương tiện phạm tội
Bước 2: Ra quyết định thu giữ vật chứng: Cơ quan điều tra cần quyết định bằng văn bản về việc thu giữ tài khoản nếu xác định là phương tiện phạm tội. Khám nghiệm hiện trường để điều tra, xác minh dấu vết tội phạm trên phương tiện điện tử.
Bước 3: Lập biên bản, có người chứng kiến: Biên bản thu giữ phải ghi rõ nội dung, thời điểm, người chứng kiến và Niêm phong thông tin: Tài khoản có thể được “đóng băng” bằng cách yêu cầu nền tảng tạm thời ngăn truy cập.
Bước 4: Giám định, trưng cầu giám định nội dung, lịch sử hoạt động của tài khoản mạng. Yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ mạng xã hội cung cấp bản sao dữ liệu người dùng, gỡ bỏ nội dung, tạm ngưng hoặc ngăn chặn tài khoản theo Luật An ninh mạng 2018.
Bước 5: Phân tích dữ liệu, lập hồ sơ vật chứng và sử dụng để phục vụ quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Bước 6: Kết thúc giải quyết vụ án và xử lý vật chứng: Sau bản án hình sự có hiệu lực, tài khoản có thể:
-
Bị xóa vĩnh viễn nếu là phương tiện nguy hiểm, cần tiêu hủy.
-
Trả lại cho người sở hữu nếu không có liên quan đến hành vi phạm tội.
Quy trình xử lý tài khoản như vật chứng phải tuân thủ đầy đủ các bước về thu thập, lập biên bản, bảo quản và quyết định xử lý sau khi giải quyết vụ án hình sự.
Người dùng cần làm gì khi bị thu giữ tài khoản hoặc bị điều tra?
Khi tài khoản mạng xã hội bị coi là phương tiện phạm tội và bị cơ quan điều tra thu giữ, người dùng có thể thực hiện các bước sau để bảo vệ quyền lợi của mình, dựa trên các quy định pháp luật hiện hành:
Hợp tác với cơ quan chức năng
Người bị điều tra cần tích cực hợp tác trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu và giải trình liên quan đến tài khoản. Việc chủ động phối hợp có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
“s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;”
Ngoài ra, trong trường hợp người bị điều tra chứng minh được tài khoản không liên quan đến hành vi phạm tội, việc hợp tác sẽ giúp sớm xác minh và phục hồi quyền sử dụng tài khoản.
Có quyền khiếu nại và yêu cầu trả lại tài sản
Người dùng có quyền khiếu nại quyết định hoặc hành vi tố tụng nếu cho rằng việc thu giữ là không có căn cứ, không đúng trình tự pháp luật.
Điều 32 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.
Cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo, cơ quan, tổ chức khiếu nại và có biện pháp khắc phục.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác.”
Khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015 quy định:
“3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, nếu tài khoản không liên quan đến hành vi phạm tội, người dùng có quyền yêu cầu trả lại tài khoản hoặc dữ liệu bị thu giữ.
Yêu cầu bồi thường nếu bị thu giữ trái pháp luật
Trường hợp cơ quan điều tra thực hiện việc thu giữ, khóa hoặc xóa tài khoản trái quy định pháp luật, người bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Điều 2 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định:
“Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này.”
Căn cứ này cho phép người dùng yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất (do mất kênh, mất doanh thu, mất hợp đồng quảng cáo...) hoặc thiệt hại tinh thần (ảnh hưởng danh tiếng, uy tín...).
Việc thu giữ, khóa, sao lưu hoặc xóa tài khoản mạng xã hội phải được thực hiện đúng trình tự, có căn cứ pháp lý rõ ràng, theo luật tố tụng, luật an ninh mạng và các văn bản liên quan. Nếu người dùng thấy quyền lợi bị xâm phạm, cần sử dụng các cơ chế pháp lý sẵn có để khiếu nại, yêu cầu trả lại tài sản hoặc đòi bồi thường phù hợp với quy định pháp luật.
LHLegal – Đồng hành pháp lý trong kỷ nguyên số
Việc sử dụng mạng xã hội như TikTok, YouTube ngày càng phổ biến, nhưng nếu không hiểu đúng pháp luật, bạn rất dễ đối diện nguy cơ bị xử lý hình sự hoặc các biện pháp cưỡng chế khác. Trong nhiều trường hợp, tài khoản mạng xã hội không chỉ là nơi chia sẻ thông tin, mà còn có thể bị coi là phương tiện phạm tội và bị thu giữ, xóa bỏ.
Nếu bạn đang gặp khó khăn pháp lý liên quan đến nội dung trên mạng xã hội, bị triệu tập điều tra, hoặc cần tư vấn để bảo vệ quyền lợi cá nhân và doanh nghiệp trên môi trường số, hãy để Công ty Luật TNHH LHLegal đồng hành cùng bạn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Xuân Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ cũ: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM)
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Nam Nha Trang, Tỉnh Khánh Thuận (Địa chỉ cũ: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang)
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
![]() |
![]() |
Bỏ thực phẩm chức năng trái phép: Có thể bị phạt tới 7 năm tù? (25.07.2025)
Vụ “mẹ Bắp” sử dụng tiền từ thiện: Không bị khởi tố hình sự vì dùng đúng mục đích (25.07.2025)
Sản xuất thuốc giả quy mô lớn bị xử phạt ra sao? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (24.07.2025)
Bán cổ phần khống để chiếm đoạt tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (24.07.2025)
Vụ lừa đảo ngân hàng hơn 600 tỷ đồng: Viện kiểm sát đề nghị án chung thân cho bị cáo chủ mưu đang trốn ở nước ngoài (24.07.2025)
Xuyên Việt Oil bị cưỡng chế dừng thủ tục hải quan do nợ thuế hơn 1.800 tỷ đồng (24.07.2025)
Rapper Bình “Gold” dương tính với ma túy, điều khiển xe Audi chặn đầu ô tô trên cao tốc: Hành vi có thể bị xử lý thế nào? (24.07.2025)
Nguyễn Công Trí - Biểu tượng thời trang đối diện án ma túy: Mức phạt nào đang chờ đợi? (23.07.2025)