Luật này quy định về xử lý chuyển hướng, hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng; thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên.
Đồng thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số chương, điều của luật có liên quan: Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021, 2024), Luật Thi hành án hình sự năm 2021, …
Khoản 2 Điều 177 Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021, 2024) từ ngày 01/01/2026, như sau:
-
Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định. Đối với việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử liên quan đến người chưa thành niên thì còn phải thực hiện theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên.”;
-
Bỏ cụm từ “quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;” tại điểm đ khoản 1 Điều 37 và điểm h khoản 1 Điều 42;
-
Bãi bỏ điểm đ khoản 1 Điều 39 (Quyết định giao người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho người đại diện của họ giám sát);
-
Bỏ cụm từ “thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;” tại điểm e khoản 2 Điều 45;
-
Thay thế cụm từ “hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật Hình sự” bằng cụm từ “hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 của Bộ luật Hình sự hoặc người chưa thành niên được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên” tại điểm a khoản 1 Điều 230 và khoản 1 Điều 248;
-
Bổ sung cụm từ “hoặc người chưa thành niên được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên” vào sau cụm từ “của Bộ luật này” tại điểm a khoản 1 Điều 282;
-
Bỏ cụm từ “hoặc khoản 2 Điều 91” tại Điều 285;
-
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 330 như sau:
“2. Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này, Luật Tư pháp người chưa thành niên.”;
-
Bãi bỏ chương XXVIII;
-
Bổ sung cụm từ “và quyết định tố tụng quy định tại chương VII và chương VIII của Luật Tư pháp người chưa thành niên” vào sau cụm từ “của Bộ luật này” tại khoản 1 Điều 470;
-
Bổ sung cụm từ “và hành vi tố tụng quy định tại chương VII và chương VIII của Luật Tư pháp người chưa thành niên” vào sau cụm từ “của Bộ luật này” tại khoản 2 Điều 470.
Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 cũng liệt kê cụ thể các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người chưa thành niên tại Điều 135, bao gồm:
-
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
-
Bắt người theo các trường hợp quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;
-
Tạm giữ;
-
Tạm giam;
-
Giám sát điện tử;
-
Giám sát bởi người đại diện;
-
Bảo lĩnh;
-
Đặt tiền để bảo đảm;
-
Cấm đi khỏi nơi cư trú;
-
Tạm hoãn xuất cảnh.
-
Các biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
-
Áp giải, dẫn giải;
-
Kê biên tài sản;
-
Phong tỏa tài khoản.
Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo ngay bằng văn bản cho gia đình của họ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp cần thiết có thể báo tin trực tiếp, qua điện thoại hoặc phương tiện điện tử khác nhưng ngay sau đó phải gửi thông báo bằng văn bản.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt là người chưa thành niên, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.
Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.
Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026, trừ quy định tại Điều 139, khoản 1 và khoản 2 Điều 162 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2028.
Việc Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 đồng thời dẫn đến sự thay đổi quy định của nhiều Bộ luật, Luật có liên quan, góp phần ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (09.05.2025)
Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết (06.05.2025)
Phá nhanh vụ trộm vàng tại Phan Thiết: Con gái cùng bạn trai lấy trộm hơn 100 triệu đồng của gia đình (05.05.2025)
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long khiến một người tử vong: Diễn biến pháp lý và trách nhiệm dân sự? (05.05.2025)
Nhân viên trộm đồ của khách trong khách sạn: Vừa bị sa thải, vừa đối mặt án tù? (26.04.2025)
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị xử lý hình sự? (26.04.2025)
Tội rửa tiền: Những thủ đoạn phổ biến và biện pháp ngăn chặn (26.04.2025)
Chơi Niu Niu có bị đi tù không? Mức phạt cao nhất khi tổ chức đánh bạc? (26.04.2025)