>>> Thu hồi tài sản tham nhũng không qua thủ tục kết tội thực hiện ra sao?
>>> Xử lý tài sản bảo đảm bị kê biên trong vụ án hình sự
Khái niệm và đặc điểm của tội rửa tiền
Khái niệm
Rửa tiền (hay được biết đến là Money Laundering) là hành vi hợp pháp hóa nguồn tiền hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp (tiền bẩn) thông qua một loạt các giao dịch tài chính hoặc hoạt động khác để che giấu nguồn gốc thực sự và biến tiền bẩn thành tài sản hợp pháp. Đây là hành vi vi phạm pháp luật ở hầu hết các quốc gia.
Theo Công ước Palermo (2000) và luật pháp của nhiều nước, hành vi rửa tiền thường bao gồm:
-
Chuyển đổi hoặc chuyển nhượng tài sản với mục đích che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản.
-
Che giấu hoặc làm giả thông tin về bản chất, nguồn gốc, vị trí, hoặc quyền sở hữu tài sản.
-
Sử dụng hoặc sở hữu tài sản mà biết rằng tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp.
-
Tham gia, liên kết hay thông đồng thực hiện, hỗ trợ, xúi giục, tạo điều kiện thực hiện bất kỳ một hành vi phạm tội nào theo quy định của điều này
Đặc điểm
Nguồn gốc tài sản bất hợp pháp: Tiền hoặc tài sản dùng để rửa tiền thường có nguồn gốc từ các hành vi phạm pháp như buôn bán ma túy, buôn lậu, tham nhũng, trộm cắp, hoặc tài trợ khủng bố, …
Mục đích che giấu nguồn gốc tài sản: Tội phạm rửa tiền nhằm xóa bỏ hoặc che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản để làm cho nó mang vỏ bọc hợp pháp và có thể sử dụng trong nền kinh tế chính thống.
Quy trình phức tạp, thường trải qua 3 giai đoạn chính:
-
Placement (Đưa tiền vào hệ thống): Tiền bẩn được đưa vào hệ thống tài chính, thường thông qua các giao dịch như gửi ngân hàng, mua tài sản, hoặc đầu tư.
-
Layering (Phân tầng): Tài sản được giao dịch qua nhiều lớp khác nhau để xóa dấu vết nguồn gốc.
-
Integration (Hợp thức hóa): Tiền bẩn được tái đầu tư hoặc sử dụng như tài sản hợp pháp.
Tính quốc tế và liên kết phức tạp: Rửa tiền thường không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà còn có tính chất xuyên quốc gia, tận dụng các lỗ hổng pháp lý ở nhiều nước.
Tính chất ẩn danh và khó truy vết: Các hành vi rửa tiền thường được thực hiện qua các giao dịch ẩn danh, sử dụng các công ty ma, tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, hoặc tiền điện tử.
Tác động tiêu cực đến kinh tế và xã hội:
-
Gây mất niềm tin vào hệ thống tài chính.
-
Làm suy yếu các chính sách kiểm soát tài chính và kinh tế của nhà nước.
-
Tăng cường các hoạt động tội phạm, tạo điều kiện cho tham nhũng và bất ổn xã hội.
Quy định của pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền
Tại Việt Nam, vấn đề phòng, chống nạn rửa tiền là một lĩnh vực được Nhà nước ưu tiên coi trọng.
Vấn đề phòng chống nạn rửa tiền luôn được Nhà nước Việt Nam ưu tiên
Tại khoản Điều 324 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định những hành vi được xem là rửa tiền bao gồm:
“a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có”.
Và loại tội phạm này có thể đối mặt với mức phạt từ 1 lên đến 15 năm tù và các hình phạt bổ sung kèm theo:
“Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Mức phạt đối với pháp nhân phạm tội rửa tiền được quy định tại khoản 6 Điều 324 BLHS 2015 (sửa đổi 2017), cụ thể:
-
Đối với pháp nhân phạm tội rửa tiền, mức phạt cao nhất có thể áp dụng là bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
-
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
-
Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện hành vi phạm tội thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
Song song với quy định trong Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), theo Điều 5 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 quy định về nguyên tắc trong phòng chống rửa tiền như sau:
"Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
Biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời"
Để hoạt động tốt công tác phòng chống rửa tiền, các văn bản pháp luật được ban hành hướng dẫn thực hiện:
-
Nghị định 19/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền
-
Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
-
Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
-
Quyết định 194/QĐ-TTg năm 2024 kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
-
Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 về Quy chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố do Thủ tướng Chính phủ ban hành
-
Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
-
Quyết định 941/QĐ-TTg năm 2022 về Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
-
Công văn 2685/TTGSNH5 năm 2021 hướng dẫn báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử theo quy định tại Luật phòng, chống rửa tiền do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng ban hành
-
Quy chế phối hợp 02/2019/QCPH-BCA-VKSNDTC-TANDTC về trao đổi thông tin phục vụ điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền do Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
-
Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố do Bộ trưởng Bộ Công an - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Dấu hiệu pháp lý của tội rửa tiền
Đầu tiên, về chủ thể của tội rửa tiền: Là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đủ nhận thức về hành vi của mình) hoặc pháp nhân tham gia thực hiện hành vi nhằm che giấu nguồn gốc của tiền, tài sản do phạm tội mà có, từ đó hợp pháp hóa tiền và tài sản này.
Thứ hai, về mặt chủ quan của tội rửa tiền: Hành vi rửa tiền được thực hiện với lỗi cố ý, tức là người phạm tội biết rõ tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp nhưng vẫn thực hiện các hành vi nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tiền, tài sản do phạm tội mà có, đồng thời che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó.
Thứ ba, về khách thể của tội rửa tiền: Tội rửa tiền xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế và tài chính của nhà nước, làm suy yếu tính minh bạch và lành mạnh của hệ thống tài chính mà đối tượng tác động của tội phạm này là tiền, tài sản có nguồn gốc từ các hoạt động phạm tội khác.
Thứ tư, về mặt khách quan của tội rửa tiền: Bao gồm các hành vi cụ thể sau:
-
Hành vi che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản: Thực hiện các giao dịch tài chính như gửi tiền vào ngân hàng, chuyển tiền ra nước ngoài, hoặc đầu tư tài sản để che giấu hoặc làm mất dấu nguồn gốc bất hợp pháp.
-
Hành vi sử dụng tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp: Sử dụng tài sản, tiền bạc để kinh doanh, đầu tư, hoặc chi tiêu dù biết rõ rằng chúng có nguồn gốc từ tội phạm.
-
Hành vi hợp pháp hóa tài sản từ nguồn gốc bất hợp pháp: Tạo ra các giao dịch hợp pháp hoặc sử dụng các công ty bình phong để che đậy nguồn gốc tiền bẩn.
-
Các dấu hiệu hành vi cụ thể thường thấy:
-
Chuyển tiền qua nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau.
-
Chia nhỏ khoản tiền lớn thành nhiều khoản nhỏ để tránh sự giám sát.
-
Mua bán bất động sản, xe hơi, vàng, đá quý, hoặc đầu tư qua trung gian.
-
Thực tiễn xử lý tội rửa tiền tại Việt Nam
Thành tựu
Việt Nam đã tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế như Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính châu Á - Thái Bình Dương (APG) để phối hợp chống rửa tiền.
Một số vụ án rửa tiền lớn đã được phát hiện và xử lý, điển hình:
-
Vụ án Phan Sào Nam (2018): Trong đường dây đánh bạc trực tuyến, hàng nghìn tỷ đồng đã được rửa thông qua giao dịch ngân hàng, bất động sản và đầu tư kinh doanh.
-
Vụ án Nguyễn Thị Hà Thành (2022): Liên quan đến hành vi rửa tiền thông qua các giao dịch ngân hàng trái phép.
Bị cáo Phan Sào Nam tại phiên tòa
Khó khăn
-
Khó phát hiện: Hành vi rửa tiền thường được thực hiện qua nhiều bước phức tạp và có tính ẩn danh cao.
-
Thiếu nhân lực và công nghệ: Các cơ quan chức năng còn thiếu công cụ công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chuyên môn để giám sát các giao dịch tài chính.
-
Hạn chế trong hợp tác quốc tế: Việc truy tìm và xử lý các dòng tiền xuyên biên giới còn gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về pháp luật và cơ chế phối hợp giữa các quốc gia.
-
Ý thức phòng chống thấp: Một số tổ chức tài chính chưa nghiêm túc thực hiện việc báo cáo giao dịch đáng ngờ hoặc kiểm tra nguồn gốc tiền.
Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng chống rửa tiền
Tội rửa tiền là một trong những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự quản lý kinh tế và an ninh tài chính quốc gia, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của hệ thống tài chính. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm rửa tiền. Tuy nhiên, thực tiễn xử lý loại tội phạm này vẫn còn tồn tại những bất cập, đòi hỏi các giải pháp pháp lý và quản lý hiệu quả hơn.
Hoàn thiện khung pháp luật
-
Đảm bảo sự tương thích với các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF).
-
Quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm của các tổ chức tài chính, ngân hàng, và các cơ quan quản lý trong việc phát hiện và báo cáo giao dịch liên quan đến rửa tiền.
-
Tăng cường chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm nhằm răn đe và phòng ngừa hiệu quả.
Nâng cao năng lực giám sát
-
Đầu tư vào công nghệ hiện đại: Hệ thống phân tích dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ giám sát giao dịch tài chính cần được ứng dụng để phát hiện kịp thời các giao dịch đáng ngờ.
-
Đào tạo chuyên môn: Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực tài chính, ngân hàng và pháp luật để nâng cao khả năng phát hiện, điều tra và xử lý hành vi rửa tiền.
Tăng cường hợp tác quốc tế
Tội phạm rửa tiền thường mang tính chất xuyên quốc gia, do đó, hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống và xử lý loại tội phạm này. Việt Nam cần có:
-
Sự phối hợp với các tổ chức quốc tế: Tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế về phòng, chống rửa tiền, như APG (Lực lượng đặc nhiệm tài chính châu Á - Thái Bình Dương).
-
Trao đổi thông tin: Thiết lập cơ chế hợp tác chặt chẽ với các quốc gia để chia sẻ thông tin về các giao dịch đáng ngờ, hỗ trợ truy tìm dòng tiền và thu hồi tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp.
-
Đồng bộ hóa pháp luật: Phối hợp với các nước trong khu vực để xây dựng cơ chế pháp lý thống nhất, đảm bảo việc dẫn độ, truy tố và xử lý tội phạm rửa tiền hiệu quả hơn.
Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp ngài Mitsutoshi Kajikawa, đồng Chủ tịch Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG)
Nâng cao nhận thức cộng đồng
-
Doanh nghiệp và cá nhân: Nâng cao nhận thức về trách nhiệm pháp lý trong các giao dịch tài chính, hạn chế vô tình tiếp tay cho hành vi rửa tiền.
-
Giới trẻ và người lao động: Giáo dục về các tác hại lâu dài của rửa tiền đối với nền kinh tế và xã hội, từ đó khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động tố giác hành vi phạm tội.
Tội rửa tiền không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế mà còn tạo điều kiện cho các hoạt động phạm tội khác phát triển, đe dọa đến sự ổn định tài chính và trật tự xã hội. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ về tội danh này nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, để phòng chống rửa tiền hiệu quả, ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, mỗi cá nhân, tổ chức cần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, đặc biệt trong các giao dịch tài chính. Việc tăng cường kiểm soát, minh bạch hóa các hoạt động tài chính và hợp tác quốc tế sẽ góp phần đẩy lùi tội phạm rửa tiền, bảo vệ sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Nếu bạn cần sự giúp đỡ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp liên quan đến tội phạm rửa tiền, hãy liên hệ ngay luật sư của LHLegal để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất bạn nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (09.05.2025)
Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết (06.05.2025)
Phá nhanh vụ trộm vàng tại Phan Thiết: Con gái cùng bạn trai lấy trộm hơn 100 triệu đồng của gia đình (05.05.2025)
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long khiến một người tử vong: Diễn biến pháp lý và trách nhiệm dân sự? (05.05.2025)
Nhân viên trộm đồ của khách trong khách sạn: Vừa bị sa thải, vừa đối mặt án tù? (26.04.2025)
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị xử lý hình sự? (26.04.2025)
Tội rửa tiền: Những thủ đoạn phổ biến và biện pháp ngăn chặn (26.04.2025)
Chơi Niu Niu có bị đi tù không? Mức phạt cao nhất khi tổ chức đánh bạc? (26.04.2025)