Vì một số lý do khách quan và chủ quan mà hiện nay một số phụ nữ bị bạo hành gia đình vẫn chưa biết mình phải làm gì để bảo vệ mình. Hiểu được vấn đề này nên LHLegal đã tổng hợp lại một số thông tin để bạn nắm rõ.
Bạo lực gia đình là gì?
Khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.
Có thể hiểu, bạo lực gia đình là hành vi của các thành viên trong gia đình gây ra làm tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại đến các thành viên khác trong gia đình. Ngoài các thành viên trong gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình cũng có thể là thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Xem thêm: Trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn
Các hình vi bạo lực gia đình
Các hành vi sau đây được coi là hành vi bạo lực gia đình (Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007):
-
Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
-
Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
-
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
-
Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
Cưỡng ép ly hôn là một trong những hành vi bạo lực gia đình
-
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
-
Cưỡng ép quan hệ tình dục;
-
Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
-
Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
-
Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Bạo lực gia đình dưới bất cứ hành vi nào cũng sẽ để lại tác động tiêu cực không chỉ đến sức khỏe, tinh thần của nạn nhân và các thành viên khác trong gia đình, nhất là trẻ em mà còn ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội của quốc gia đó.
Bạo lực gia đình có thể tạo gánh nặng lên hệ thống y tế, các hoạt động kinh tế, hệ thống bảo trợ xã hội, hệ thống giáo dục và hệ thống các cơ quan tư pháp.
Phụ nữ cần làm gì khi bị bạo hành gia đình?
Phụ nữ khi bị bạo hành hoặc nhận thấy có khả năng bị bạo hành cần thực hiện những việc sau:
-
Trực tiếp yêu cầu hoặc nhờ người khác can thiệp buộc người bạo hành chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
-
Cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh;
Phụ nữ bị bạo hành gia đình cần tìm đến cơ sở y tế gần nhất để khám chữa bệnh
-
Tìm đến các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình để được nhận trợ giúp, chăm sóc, tư vấn pháp lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác;
-
Yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc (nếu thấy cần thiết);
-
Trực tiếp hoặc nhờ người khác tố cáo hành vi bạo lực gia đình cho cơ quan có thẩm quyền.
Một số cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình như:
-
Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng;
-
UBND cấp xã;
-
Trung tâm trợ giúp pháp lý;
-
Trung tâm công tác Xã hội - thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
-
Các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình do UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;…
Quyền và nghĩa vụ của phụ nữ khi bị bạo hành (Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007):
“1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu”.
Phụ nữ bị bạo hành gia đình được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật nơi tạm lánh
Bạn cần giúp đỡ về ly hôn, giành quyền nuôi con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hãy liên hệ ngay với LHLegal. Xem thêm các dịch vụ ly hôn mà LHLegal cung cấp.
Người có hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính
Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Mục 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về xử phạt hành chính đối với các hình thức bạo hành gia đình (Điều 52-59). Cụ thể:
Bị phạt 5-10 triệu đồng nếu có các hành vi sau:
-
Chồng đánh vợ;
-
Cấm vợ ra khỏi nhà, cấm gặp người thân … nhằm cô lập;
-
Chửi bới, xúc phạm vợ;
-
Cấm vợ gặp con sau ly hôn;
-
Cấm vợ đi làm;
-
Đuổi vợ ra khỏi nhà;
-
Trốn cấp dưỡng cho con sau ly hôn.
Phạt 10-20 triệu đồng khi có các hành vi:
-
Đe dọa bằng bạo lực ép vợ ra khỏi nhà;
-
Không chăm sóc vợ có thai, đang nuôi con nhỏ.
Nếu chiếm đoạt tài sản riêng của vợ sẽ bị phạt 20-30 triệu đồng
Chịu trách nhiệm hình sự
Người có hành vi bạo lực gia đình tùy vào tính chất, mức độ của hành vi có thể chịu trách nhiệm hình sự về một số tội quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể:
Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm đối với các hành vi:
-
Đối xử tồi tệ;
-
Có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể vợ thuộc một trong những trường hợp sau đây: Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể vợ
Phạt tù từ 02 - 05 năm nếu có các hành vi:
-
Khi biết vợ có thai vẫn bạo lực gia đình;
-
Khi vợ là người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.
Luật sư giỏi hôn nhân gia đình
Công ty Luật TNHH LHLegal chuyên cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực hôn nhân gia đình như tư vấn pháp lý về Hôn nhân và gia đình, hướng dẫn soạn đơn khởi kiện, đơn tố cáo, đại diện khách hàng giải quyết các tranh chấp về Hôn nhân và gia đình như: ly hôn, tranh chấp về cấp dưỡng, tranh chấp tài sản chung,…
Với đội ngũ luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình, chúng tôi cam kết sẽ bảo vệ tốt nhất lợi ích cho Khách hàng. Khách hàng nếu có nhu cầu liên quan đến các vấn đề xảy ra trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình vui lòng liên hệ với chúng tôi qua cách thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Tòa án giải quyết ly hôn vắng mặt do đương sự đang ở nước ngoài ra sao? (04.01.2023)
Quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quy định mới nhất 2023 (29.11.2022)
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn (18.11.2022)
Hướng dẫn quan trọng về lấy ý kiến con chưa thành niên khi ly hôn (26.10.2022)
Tóm tắt án lệ số 54/2022/AL về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (25.10.2022)
Tóm tắt án lệ số 53/2022/al về việc hủy quan hệ hôn nhân trái pháp luật (25.10.2022)
Luật sư chuyên giải quyết giành lại quyền nuôi con trai khi ly hôn ở TP.HCM (24.09.2022)
Luật sư giỏi chuyên tư vấn lấy lại quyền nuôi con trai khi ly hôn ở TP.HCM (23.09.2022)