Cần thêm hướng dẫn cụ thể và tăng cường kiểm tra
Ông Nguyễn Văn Dũng, chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất lượng thực phẩm, nhận định:
"Đề xuất phạt đến 7 triệu đồng có thể tạo áp lực tích cực buộc cơ sở kinh doanh chú trọng hơn tới yếu tố vệ sinh. Tuy nhiên, để công bằng và hiệu quả, cơ quan chức năng nên đi kèm với việc phổ biến kỹ quy định, tăng cường tập huấn cho các cơ sở chế biến thực phẩm nhỏ lẻ."
Ông cũng lưu ý thêm:
“Ở một số quán vỉa hè, mô hình kinh doanh còn đơn giản, người bán có thể chưa hiểu rõ hết quy định. Nếu chỉ tăng phạt mà không có hỗ trợ về mặt truyền thông, đào tạo, thì hiệu quả thực tế có thể không cao.”
Nhiều quán nhỏ tự nâng chuẩn vệ sinh
Tại TP.HCM, ghi nhận thực tế cho thấy không ít hàng quán, dù quy mô nhỏ, đã chủ động nâng cao tiêu chuẩn vệ sinh nhằm bảo vệ uy tín, đồng thời giữ chân khách hàng.
Chị Lê Thị Mai, chủ một quán bún bò tại Q.10, cho biết sau khi nghe tin về đề xuất tăng mức xử phạt, chị đã tổ chức nhắc nhở lại toàn bộ nhân viên.
“Dù quán tôi không lớn, nhưng nếu bị phạt 5-7 triệu đồng thì là con số rất lớn. Mình làm ăn lâu dài nên tốt nhất là cẩn thận ngay từ đầu”, chị nói.
Chị cũng cho biết đã mua thêm găng tay dùng một lần, hộp đựng đồ trang sức để nhân viên cất trước giờ làm và yêu cầu cắt ngắn móng tay theo định kỳ.
“Có mấy bạn nhân viên hồi trước sơn móng tay, đeo lắc tay vì quen, nhưng giờ mình nhắc thì các bạn cũng hiểu và chấp hành, vì ai cũng biết mình làm ngành này phải có ý thức”, chị chia sẻ thêm.
Kỳ vọng thay đổi thói quen chế biến thực phẩm
Đề xuất tăng mức xử phạt không chỉ là một quy định hành chính mà được kỳ vọng sẽ tác động lâu dài đến thói quen chế biến và phục vụ thực phẩm của hàng triệu người đang làm trong ngành ăn uống tại Việt Nam.
Anh Nguyễn Minh Nhật, tài xế công nghệ - người thường xuyên ăn uống bên ngoài, bày tỏ:
“Tôi rất ủng hộ nếu có quy định xử phạt nghiêm những người chế biến mà không đảm bảo vệ sinh. Đi ăn mà thấy nhân viên đeo nhẫn, tay móng dài là tôi mất cảm tình liền. Chuyện này tưởng nhỏ mà ảnh hưởng lớn lắm.”
Nhiều chủ quán cho biết luôn chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Phạt để phòng, không phải để thu
Theo nhiều chuyên gia và người dân, việc tăng mức phạt cần được triển khai với tinh thần "phòng hơn chống", tức hướng đến mục tiêu nâng cao ý thức, hơn là tìm cách xử phạt để thu ngân sách.
Chị Nguyễn Thị Thu Hằng, chủ một quán cháo dinh dưỡng tại Q.Bình Thạnh, chia sẻ:
“Tôi ủng hộ phạt nặng với ai cố tình vi phạm, nhưng cái chính là tuyên truyền để mọi người hiểu vì sao phải làm vậy. Vì sức khỏe khách hàng, cũng là bảo vệ chính mình.”
Dự kiến, đề xuất này sẽ tiếp tục được Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét trong thời gian tới, sau khi lấy ý kiến từ Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan. Nếu được thông qua, đây sẽ là một trong những bước tiến quan trọng nhằm siết chặt vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống trong cả nước.
Chính phủ đề xuất nâng mức phạt tiền không cần lập biên bản lên gấp 4 lần (26.05.2025)
Hướng dẫn cách đăng ký tạm trú online cho người thuê nhà năm 2024 (11.09.2024)
Đổi tiền mới, tiền lẻ để kiếm lời dịp Tết 2023 bị phạt bao nhiêu? (13.01.2023)
Uống rượu, bia lái xe ngày Tết có thể bị phạt đến 40 triệu đồng (12.01.2023)
Năm 2023, những công dân này nếu không đổi sang CCCD gắn chip sẽ bị xử phạt (29.12.2022)
Bỏ sổ hộ khẩu từ 01/01/2023, người dân cần dùng giấy tờ gì để thay thế? (26.12.2022)
Dịch vụ xin cấp thẻ tạm trú uy tín tại Việt Nam (14.12.2022)
Hướng dẫn quy trình xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam (14.12.2022)