>>> Hướng dẫn lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty
>>> Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại
Định nghĩa pháp nhân thương mại
Khái niệm pháp nhân thương mại theo Bộ luật Dân sự năm 2015
Căn cứ Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân là tổ chức được thành lập và có cơ cấu tổ chức theo quy định của Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Căn cứ Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Điều 75. Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Như vậy, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
Bao gồm:
-
Doanh nghiệp: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, …vv
-
Các tổ chức kinh tế khác: hợp tác xã, …
Đặc điểm của pháp nhân thương mại
Được thành lập và có cơ cấu tổ chức theo quy định của Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan: Chẳng hạn như việc thành lập một công ty cổ phần phải tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, rất nhiều luật chuyên ngành và văn bản hướng dẫn như Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), Luật Đất đai năm 2024,…Từ khâu đăng ký doanh nghiệp, xin giấy phép (nếu có), nhận bàn giao đất, thuê văn phòng, khắc dấu doanh nghiệp,…vv…
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình: Khác với các tổ chức (trong hoạt động thương mại) không có tư cách pháp nhân, chẳng hạn như doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tài chính cho doanh nghiệp tư nhân bằng chính tài sản của mình. Thì pháp nhân thương mại có tài sản độc lập với các cá nhân, tổ chức đã thành lập ra nó.
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập: Pháp nhân thương mại tự mình “đứng tên” trong giao dịch dân sự, chẳng hạn như trong hoạt động của công ty cổ phần, mọi hợp đồng mua bán của công ty có chủ thể ký kết hợp đồng là công ty cổ phần chứ không phải đại diện công ty cổ phần.
Có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên: Pháp nhân thương mại được thành lập với mục tiêu chính là kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, với phương thức “lời ăn lỗ chịu”, lợi nhuận được chia cho các thành viên thành lập, thành viên góp vốn theo một tỉ lệ nhất định, thông thường, tỉ lệ này do điều lệ công ty quy định.
Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, hợp tác xã,...
Ví dụ về pháp nhân thương mại
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (công ty TNHH MTV): Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, được phát hành trái phiếu nhưng không được phát hành cổ phần (trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần) (khoản 7 Điều 4, Điều 46, Điều 74 Luật Doanh nghiệp năm 2020);
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân, được phát hành trái phiếu nhưng không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần (khoản 7 Điều 4, Điều 46, Điều 74 Luật Doanh nghiệp năm 2020);
Công ty Hợp danh: Công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung - thành viên hợp danh, không được phát hành chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu,... (Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Công ty Cổ phần (CTCP): Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, được phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác (Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Công ty cổ phần là một pháp nhân thương mại
Hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 05 thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững; thực hiện quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ (khoản 7 Điều 4 Luật Hợp tác xã năm 2023).
Định nghĩa pháp nhân phi thương mại
Khái niệm pháp nhân phi thương mại theo Bộ luật Dân sự năm 2015
Điều 76 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Điều 76. Pháp nhân phi thương mại
1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan."
Như vậy, pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên, việc thành lập, hoạt động và chấm dứt hoạt động phải tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận
Đặc điểm của pháp nhân phi thương mại
Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan: Chẳng hạn như việc thành lập Chi cục Thuế, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan;
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập;
Không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên: Chẳng hạn, trong quá trình hoạt động cơ quan thuế, nếu khoản thu nhiều hơn chi (từ hoạt động xử phạt hành chính do vi phạm nghĩa vụ của người nộp thuế,…) thì khoản dư được xem là khoản thu ngân sách nhà nước chứ không được phân chia cho cán bộ thuế.
Ví dụ về pháp nhân phi thương mại
Cơ quan nhà nước: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Chi cục Thuế, …
Đơn vị vũ trang nhân dân: Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ Việt Nam.
Tổ chức chính trị - xã hội: Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, …
Căn cứ pháp lý: Hiến pháp năm 2013.
So sánh chi tiết pháp nhân thương mại và phi thương mại
Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại đều có những chức năng riêng, góp phần phát triển nền kinh tế, xã hội nước nhà, cũng đều chịu sự ràng buộc nhất định của pháp luật từ bước đầu thành lập đến chấm dứt hoạt động, việc nhận diện đúng những đặc điểm, bản chất của hai nhóm chủ thể trên là vô cùng cần thiết.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Nghị quyết 68: Bệ phóng cho mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp (07.05.2025)
Ai bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp? Cập nhật quy định mới nhất! (06.05.2025)
Cấm vận thương mại là gì? Điều kiện miễn thuế nhập khẩu hàng hóa vào khu phi thuế quan (06.05.2025)
Phân tích toàn văn Nghị quyết 68: Giảm thiểu “Xin - Cho” - Mở lối tự do kinh doanh, bảo vệ doanh nghiệp tư nhân (06.05.2025)
Hướng dẫn thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty TNHH 1 thành viên (06.05.2025)
Không góp đủ vốn điều lệ đúng hạn bị phạt bao nhiêu tiền? Hướng dẫn xử lý theo quy định mới (06.05.2025)
Yêu cầu chung đối với hợp đồng giao kết với người tiêu dùng: Các điều khoản nào không được quy định? (06.05.2025)
Kinh doanh bất động sản có bắt buộc công khai thông tin về bất động sản không? (06.05.2025)