Hiện tại, quy định mới nhất về mức phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người lái xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng
– Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng.
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Hình phạt bổ sung với trường hợp này là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng.
– Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác
– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà sử dụng rượu bia gây ra thiệt hại cho người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo định của Bộ luật hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, đồng thời, có thể phải chịu trách nhiệm dân sự về việc bồi thường thiệt hại.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về các mức phạt về nồng độ cồn khi lái xe đối với từng loại phương tiện. Mong những thông tin chúng tôi chia sẻ hữu ích với bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 2929 01 hoặc liên hệ email Hoa.Le@LuatsuLH.com; LHLegal.Mar@LuatsuLH.comcủa LHLegal để được giải đáp.
Đổi tiền mới, tiền lẻ để kiếm lời dịp Tết 2023 bị phạt bao nhiêu? (13.01.2023)
Uống rượu, bia lái xe ngày Tết có thể bị phạt đến 40 triệu đồng (12.01.2023)
Năm 2023, những công dân này nếu không đổi sang CCCD gắn chip sẽ bị xử phạt (29.12.2022)
Bỏ sổ hộ khẩu từ 01/01/2023, người dân cần dùng giấy tờ gì để thay thế? (26.12.2022)
Dịch vụ xin cấp thẻ tạm trú uy tín tại Việt Nam (14.12.2022)
Hướng dẫn quy trình xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam (14.12.2022)
Dịch vụ gia hạn visa uy tín cho người nước ngoài tại Việt Nam (13.12.2022)
Thủ tục xin cấp visa (thị thực) nhập cảnh cho người nước ngoài (13.12.2022)