>>> Hù dọa giết người cũng có thể bị ngồi tù?
>>> Giết vợ khi tinh thần bị kích động mạnh đi tù bao nhiêu năm?
Tóm tắt vụ việc
Khoảng 15 giờ ngày 11/1/2025, chị H cùng 4 người khác đều là nhân viên của Công ty Môi trường đô thị Nha Trang đang chăm sóc, trang trí hoa tại khu vực công viên bên cạnh tháp Trầm Hương (đường Trần Phú, TP. Nha Trang) thì ông Nguyễn Thanh Bình điều khiển chiếc xe Mercedes chở theo một người phụ nữ đến khu vực này và dừng lại.
Ngay lúc đó, ông Bình đi bộ lên lề đường đến khu vực công viên bẻ hoa để tặng cho người phụ nữ đi cùng. Sau khi chị H phát hiện hành vi trên, chị đã lên tiếng nhắc nhở ông Bình. Bị nhắc nhở, ông Bình đã dùng những lời lẽ thô tục, chửi bới xúc phạm chị H và quay lại xe ô tô, mở cốp sau lấy một cây kiếm chạy đến thách thức, đe dọa chị H.
Thấy vậy, người phụ nữ đi cùng đã đứng ra can ngăn ông Bình, giữ cây kiếm và đẩy ông Bình lên xe ô tô. Trước khi rời đi, ông Bình lấy một chai nước từ xe ném về phía nhân viên môi trường rồi mới điều khiển xe ô tô rời đi.
Ngày 13/1/2025, Công an TP. Nha Trang đã làm việc với ông Nguyễn Thanh Bình và tạm giữ cây kiếm là tang vật của vụ việc trên.
Theo nguồn tin báo chí, ông Nguyễn Thanh Bình (hay còn gọi là Bình “con”), sinh năm 1972, cư trú ở phường Tân Tiến, TP. Nha Trang. Ông có một công ty đang kinh doanh bất động sản tại TP. Nha Trang. Được biết, ông từng có tiền án, tiền sự về tội “Mua bán trái phép ma túy” và “Cố ý gây thương tích”.
Phân tích pháp lý vụ tài xế Mercedes rút kiếm dọa nhân viên môi trường
Tội đe dọa giết người
Theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội đe dọa giết người như sau:
“Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Từ quy định trên, đe dọa giết người có thể hiểu là hành vi làm cho người khác lo sợ rằng người đe dọa sẽ có hành vi giết người. Người phạm tội đe dọa giết người khi thỏa mãn đủ 04 yếu tố sau:
Khách thể: Tội đe dọa giết người xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền được sống của con người.
Mặt khách quan:
-
Về hành vi: Hành vi của tội đe dọa giết người được thể hiện bằng hành động, cử chỉ, lời nói… nhằm mục đích khiến nạn nhân lo lắng, sợ hãi và nghĩ rằng người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết nạn nhân như đã đe dọa. Như vậy, hành vi phạm tội này không nhằm mục đích giết người mà chỉ nhằm mục đích đe dọa, ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần của bị hại.
-
Về mặt hậu quả: hành vi đe dọa giết người gây ra tâm lý lo lắng, sợ hãi cho nạn nhân và họ thật sự tin rằng bản thân sẽ bị giết như lời đe dọa.
Liên hệ với vụ việc trên, ông Bình đã có hành vi cầm cây kiếm sắc bén đe dọa sẽ giết nhân viên môi trường, kèm theo đó là những lời chửi bới, xúc phạm nặng nề nhân viên môi trường. Trong trường hợp xác minh được nhân viên môi trường trong tình huống trên có biểu hiệu lo lắng, sợ hãi và nghĩ rằng bản thân sẽ bị giết như lời đe dọa của ông Bình thì hành vi của ông Bình có thể được xem là hành vi đe dọa giết người.
Mặt chủ quan:
-
Về lỗi: Người thực hiện hành vi phạm tội này bởi lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhìn thấy trước được hậu quả nhưng mong muốn hậu quả đó xảy ra.
-
Về mục đích: người phạm tội này nhằm mục đích đe dọa nạn nhân để họ làm hoặc không làm một việc gì đó.
Ông Bình thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Ông cố tình lấy cây kiếm từ ô tô ra để đe dọa, buông những lời lẽ hăm dọa, dọa sẽ giết nhân viên môi trường. Hành vi của ông mang tính chất côn đồ, nếu như người phụ nữ đi cùng không ngăn cản kịp thì có thể hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Chủ thể: người phạm tội đe dọa giết người phải từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo vụ việc trên, ông Bình sinh năm 1972, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Thời điểm ông Bình thực hiện hành vi trên, ông Bình vẫn đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Trường hợp ông Bình có sử dụng rượu bia hoặc chất cấm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự bình thường.
Như vậy, trong trường hợp này, nếu thỏa mãn đủ các yếu tố trên thì ông Bình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Ông Bình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Người phạm tội đe dọa giết người có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Tội gây rối trật tự công cộng
Theo Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội gây rối trật tự công cộng như sau:
“Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Gây rối trật tự công cộng là hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, có thể gây thiệt hại trật tự công cộng, lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khác.
Để cấu thành tội gây rối trật tự công cộng, cần phải thỏa mãn các yếu tố sau:
Khách thể: Tội gây rối trật tự công cộng xâm phạm những quy định, quy tắc, điều lệ… về trật tự ở những nơi công cộng; xâm phạm trực tiếp đến trật tự chung, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, ảnh hưởng đến những hoạt động bình thường tại nơi công cộng.
Mặt khách quan:
-
Về hành vi: Gây rối trật tự công cộng là thực hiện hành vi càn quấy, càn rỡ ảnh hưởng hoặc xúc phạm nhiều người hoặc đập phá, làm ô uế các trang thiết bị nơi công cộng. Ví dụ như: hò hét, nẹt pô, đuổi đánh nhau trên đường phố, kích động người khác cùng tham gia làm huyên náo, ầm ĩ nơi công cộng… Cần lưu ý các hành vi trên phải được thực hiện tại nơi công cộng – là những nơi tập trung đông người, chẳng hạn như công viên, rạp hát, nhà ga, bến xe… Đây cũng chính là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội gây rối trật tự công cộng.
-
Về hậu quả: hành vi gây rối trật tự công cộng gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đang có án tích về tội này.
Liên hệ với vụ việc trên, việc ông Bình có hành vi cầm vũ khí thô sơ sắc nhọn với thái độ hung hăng, mất kiểm soát cảm xúc, nói những lời chửi bới, xúc phạm người khác ở ngay công viên được xem là hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an ninh xã hội…
Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội này bởi lỗi cố ý trực tiếp.
Chủ thể: Tội phạm này được thực hiện bởi những người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo vụ việc trên, ông Bình sinh năm 1972, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Thời điểm ông Bình thực hiện hành vi trên, ông Bình vẫn đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Trường hợp ông Bình có sử dụng rượu bia hoặc chất cấm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự bình thường.
Ông Bình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Như vậy, ông Bình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Ngoài ra, người phạm tội gây rối trật tự công cộng có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Bản án số 06/2024/HS-ST ngày 15/01/2024 của TAND Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng về tội đe dọa giết người
Bị cáo: Nguyễn Hoàng V, sinh năm 2004, nơi cư trú: 38 P, phường H, quận L, thành phố Đà Nẵng.
Bị hại: Nguyễn Hoài N, sinh năm 2004, nơi cư trú: thôn B, xã B, huyện T, tỉnh Quảng Nam (có mặt).
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Nguyễn Thanh H, sinh năm 1980, nơi cư trú: Tổ D, thôn N, xã B, huyện T, tỉnh Quảng Nam (có mặt).
Người làm chứng:
-
Đoàn Thị Diễm Q, sinh năm 2005, nơi cư trú: phòng B nhà T L, phường H, quận C, TP. Đà Nẵng (vắng mặt).
-
Nguyễn Thị H1, sinh năm 1969, nơi cư trú: GL, phường H, quận C, TP. Đà Nẵng (vắng mặt).
-
Trương Thị T, sinh năm 1965, nơi cư trú: phòng B chung cư C, phường H, quận C, TP. Đà Nẵng (vắng mặt).
Xem chi tiết bản án tại đây
Tóm tắt vụ án
Nguyễn Hoàng V và Nguyễn Hoàng N trước đây là bạn học phổ thông với nhau và có quan hệ tình cảm từ năm 2019. Sau đó, cả hai cùng ra thành phố Đà Nẵng học Đại học và thuê phòng trọ sống chung tại số C P, phường H, quận L.
Đến tháng 9/2023, giữa V và N xảy ra mâu thuẫn, N quyết định chia tay V và đến thuê phòng trọ tại số D L, phường H, quận C. Sau nhiều lần tìm cách liên lạc nhưng bất thành, V đã nảy sinh ý định đe dọa giết chị N, buộc N phải khiếp sợ và quay lại sống chung với mình.
Khoảng 21 giờ 30 phút ngày 19/9/2023, V điều khiển xe mô tô, mang theo chai nhựa đựng xăng và bật lửa để trong balo rồi đi đến phòng trọ của N. Đến nơi, V nhắn tin nói N xuống lấy đồ nhưng V không xuống nên V đứng đợi ở ngoài.
Khoảng 10 phút sau, do tưởng V đã về nên N xuống thì thấy V vẫn đứng chờ. V yêu cầu N lên phòng trọ nói chuyện, rồi mở cửa nhà trọ xông vào, lên thẳng phòng 203 mà N đang ở, nhưng N không chịu đi cùng nên vẫn đứng ở tầng 1. Lúc này, có chị Q (bạn cùng phòng với N) đang ở trong phòng, nên V vào phòng lấy điện thoại của N mang ra với ý định dẫn N đi chỗ khác nói chuyện. Tiếp đó, V xuống tầng 1 báo cho N biết đang giữ điện thoại của N, yêu cầu N lên xe đi chỗ khác nói chuyện, nhưng N vùng vẫy, không đi.
Do N không làm theo yêu cầu của mình, V bắt đầu đe dọa. V lấy bật lửa và chai xăng đã chuẩn bị từ trước đổ từ trên xuống lên cơ thể của cả hai, cầm bật lửa đe dọa sẽ “đồng quy vô tận” với N. Chị N lo sợ, giả vờ đồng ý đi về phía xe máy của V. Lợi dụng V sơ hở, N chạy vào nhà bà H1 tại số G L để trốn. Lúc này, bà H1 đi ra la mắng V nên V đứng chờ thêm một lúc thì điều khiển xe quay về. Đến ngày 20/9/2023, Cơ quan điều tra tiến hành mời V về làm việc và V thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Nhận định của Tòa án
Hành vi của bị cáo đã cấu thành tội “Đe dọa giết người” được quy định tại khoản 1 Điều 133 của Bộ luật hình sự như cáo trạng đã truy tố là hoàn toàn có căn cứ và đúng pháp luật.
Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến sức khỏe, tinh thần của người khác được pháp luật bảo vệ. Hành vi phạm tội của bị cáo gây mất an ninh trật tự xã hội, gây lo sợ cho người khác. Cho nên, cần phải xử phạt mức hình phạt nghiêm, tương xứng với tính chất hành vi phạm tội của bị cáo.
Bị cáo luôn khai báo thành khẩn, thể hiện thái độ ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm i, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Bị cáo không có tình tiết tăng nặng.
Quyết định của Tòa án
Tuyên bố: Bị cáo Nguyễn Hoàng V phạm tội “Đe dọa giết người”.
Xử phạt: Nguyễn Hoàng V 09 (chín) tháng tù.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 133; điểm i, s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Nếu bạn có thắc mắc nào hãy liên hệ đến chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (09.05.2025)
Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết (06.05.2025)
Phá nhanh vụ trộm vàng tại Phan Thiết: Con gái cùng bạn trai lấy trộm hơn 100 triệu đồng của gia đình (05.05.2025)
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long khiến một người tử vong: Diễn biến pháp lý và trách nhiệm dân sự? (05.05.2025)
Nhân viên trộm đồ của khách trong khách sạn: Vừa bị sa thải, vừa đối mặt án tù? (26.04.2025)
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị xử lý hình sự? (26.04.2025)
Tội rửa tiền: Những thủ đoạn phổ biến và biện pháp ngăn chặn (26.04.2025)
Chơi Niu Niu có bị đi tù không? Mức phạt cao nhất khi tổ chức đánh bạc? (26.04.2025)