>>> Cảnh báo chiêu trò lừa đảo qua tin tuyển dụng và cách phòng tránh
>>> Giả mạo Luật sư để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt vụ việc
Ngày 25/1, Công an tỉnh Bắc Ninh chủ trì, phối hợp với các Cục nghiệp vụ Bộ Công an, Cảng vụ hàng không miền Bắc, Cảng vụ hàng không miền Nam, các hệ thống ngân hàng, các nhà mạng, các cửa khẩu và công an các tỉnh, thành: Tây Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Bình, TPHCM… triệt phá thành công đường dây lừa đảo xuyên biên giới sử dụng công nghệ cao.
Bắt giữ gần 60 đối tượng tại khu vực Tam Thái Tử, thành phố Bà Vẹt, tỉnh Svay Riêng, Campuchia, nhóm đối tượng giả danh cán bộ ngành công an, thuế, điện, giáo dục gọi điện thoại yêu cầu “con mồi” cập nhật thông tin căn cước công dân, nộp hồ sơ nhập học trực tuyến, khám sức khỏe, kê khai thuế…
Sau đó, chúng chiếm quyền sử dụng điện thoại và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của bị hại.
Để tạo thành vòng tròn khép kín, lừa đảo trót lọt, các đối tượng quản lý chia làm 3 nhóm gồm: Cào 1, Cào 2, Cào 3 và phân công nhiệm vụ.
Trong đó, Phạm Thị Huyền Trang (26 tuổi, quê Hải Phòng) là đối tượng quản lý cấp cao, có nhiệm vụ xây dựng kịch bản lừa đảo, đào tạo, huấn luyện các Cào 1, Cào 2, Cào 3.
Với khả năng của mình, Trang lên các kịch bản hoàn hảo, sát thực tế, khiến người dân mất cảnh giác và dễ rơi vào bẫy. Kịch bản đánh vào tâm lý của người dân. Xưng danh tòa án, công an, thuế để dọa nạt cũng như hỗ trợ để xác minh giấy tờ, cài đặt áp, đồng thời cài mã độc vào điện thoại nạn nhân và chiếm quyền sử dụng, rồi rút tiền. Những kịch bản tình vi Phạm Thị Huyền Trang dựng lên đã khiến cả chục nghìn người sập bẫy và cũng gây ảnh hưởng tới rất nhiều người với các cuộc gọi lừa đảo diễn ra hàng ngày.
Ngoài nhiệm vụ phiên dịch cho kẻ cầm đầu người nước ngoài, công việc chính của “nữ quái” này là xây dựng, chỉnh sửa kịch bản lừa đảo sao cho phù hợp với tâm lý và thực tế của người dân.
Trang thông thạo tiếng Trung Quốc, là quản lý, đồng thời là phiên dịch cho đối tượng cầm đầu và các đối tượng nhân viên người Việt Nam, nhận lương đến 200 triệu đồng mỗi tháng.
“Ai cũng sẽ có một điểm yếu riêng, đối với phụ huynh học sinh người ta quan tâm đến con cái. Đối với người cần sử dụng giấy tờ quan tâm tới giấy tờ”, Phạm Thị Huyền Trang khai nhận.
Để tạo thành vòng tròn khép kín, lừa đảo trót lọt, các đối tượng quản lý chia làm 3 nhóm gồm: Cào 1, Cào 2, Cào 3, phân công nhiệm vụ.
Nguyễn Văn Mạnh là người được giao nhiệm vụ tuyển dụng và quản lý nhân sự. Hàng ngày, Mạnh phân công, điểm danh và sửa chữa, thay thế máy móc cho nhân viên. Tiền thưởng theo doanh thu tuần, nếu đạt chỉ tiêu thì được thưởng 1%; Cào 1, Cào 2, Cào 3 cộng lại chia 3.
Còn Đỗ Văn Nghĩa là trợ thủ đắc lực của “ông chủ” người nước ngoài khai nhận: Cào 1 đóng giả cán bộ công an phường gọi điện thoại cho bị hại thông báo cho bị hại các thông tin liên quan đến mã định danh cá nhân, thủ tục khai báo làm căn cước công dân, đồng bộ dữ liệu căn cước công dân, dữ liệu xe máy, ô tô…
Cào 1 yêu cầu bị hại liên hệ với cán bộ công an cấp quận, huyện là đối tượng Cào 2 để được hướng dẫn làm thủ tục tiếp theo.
Lúc này, Cào 2 sẽ hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục liên quan đến căn cước công dân qua ứng dụng hành chính công online. Sau đó, các đối tượng hướng dẫn người dân sử dụng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android truy cập các đường link mạo danh website của Nhà nước để cài đặt các ứng dụng mạo danh nhằm chiếm quyền điều khiển điện thoại của bị hại.
Bước đầu, ban chuyên án xác định từ tháng 5/2024 đến nay, các đối tượng đã chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng của hơn 13.000 bị hại trên cả nước.
Để triệt phá thành công chuyên án, gần 200 lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ chiến sĩ được huy động, triển khai thành 43 tổ công tác tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài, sân bay Cát Bi và các địa phương để triệu tập, bắt giữ các đối tượng.
Các đối tượng đã chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng của hơn 13.000 bị hại
Quy định pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cấu thành tội phạm:
Chủ thể
Người phạm tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách thể
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu tài sản. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm trực tiếp vào quyền sở hữu tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ.
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để “chiếm đoạt” tài sản của người khác.
Thủ đoạn gian dối của người phạm tội là những hành vi nhằm tạo ra thông tin sai lệch, không đúng sự thật để đánh lừa người khác, với mục đích là “chiếm đoạt tài sản” của người khác. Theo đó, thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi người bị hại giao tài sản cho người phạm tội.
Tài sản bị chiếm đoạt có thể là chiếm đoạt tiền, vàng, kim loại quý, vật dụng có giá trị,...
Vì vậy, hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản, đây cũng là căn cứ để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Mặt chủ quan
Mặt chủ quan tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi được thực hiện bởi lỗi cố ý trực tiếp.
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là gian dối và biết rằng thông tin mình cung cấp là sai lệch, không đúng sự thật. Người phạm tội cũng nhận thức được hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác là trái pháp luật.
Mức án nào cho Phạm Thị Huyền Trang và các đối tượng có liên quan
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Với quy mô lớn của vụ án tại Quảng Ninh, các đối tượng nhiều khả năng sẽ bị truy tố theo khung hình phạt cao nhất, đi kèm các hình phạt bổ sung như phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, công việc có liên quan đến công nghệ thông tin.
Biện pháp bảo vệ bản thân khỏi thủ đoạn lừa đảo trên
Để tự bảo vệ bản thân khỏi các thủ đoạn lừa đảo trên, người dân cần:
-
Chỉ thực hiện thủ tục hành chính công, thủ tục về thuế trên website dịch vụ công trực tuyến: Cổng Dịch vụ công trực tuyến: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html; Hoặc truy cập Cổng Dịch vụ công Quốc gia bằng tài khoản định danh điện tử VneID do Bộ Công an cung cấp;
-
Không thực hiện thủ tục hành chính theo hướng dẫn qua số điện thoại, tài khoản zalo, facebook,…để tránh giả mạo;
-
Cần giữ thái độ bình tĩnh, tỉnh táo, báo ngay cho cơ quan chức năng gần nhất nếu phát hiện nguy cơ giả mạo, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vụ việc trên là một hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của tội phạm công nghệ cao. Bên cạnh các biện pháp xử lý nghiêm minh từ phía cơ quan pháp luật, mỗi cá nhân cũng cần trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức để tự bảo vệ bản thân trước các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi. Sự phối hợp chặt chẽ giữa người dân, cơ quan chức năng và các tổ chức liên quan sẽ góp phần ngăn chặn hiệu quả loại tội phạm này.
Toàn bộ nội trên đây có giá trị giới hạn trong phạm vi tình tiết sự việc cụ thể trên và không có giá trị thay thế các quyết định chính thức từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Mọi trích dẫn, áp dụng câu trả lời nêu trên đều phải ghi rõ nguồn từ Công ty Luật TNHH LHLegal. Nếu áp dụng câu trả lời trong bài viết này cho bất kỳ câu hỏi, sự việc nào khác với bài viết đều có thể không có giá trị và phải tự chịu trách nhiệm bởi người trích dẫn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (09.05.2025)
Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết (06.05.2025)
Phá nhanh vụ trộm vàng tại Phan Thiết: Con gái cùng bạn trai lấy trộm hơn 100 triệu đồng của gia đình (05.05.2025)
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long khiến một người tử vong: Diễn biến pháp lý và trách nhiệm dân sự? (05.05.2025)
Nhân viên trộm đồ của khách trong khách sạn: Vừa bị sa thải, vừa đối mặt án tù? (26.04.2025)
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị xử lý hình sự? (26.04.2025)
Tội rửa tiền: Những thủ đoạn phổ biến và biện pháp ngăn chặn (26.04.2025)
Chơi Niu Niu có bị đi tù không? Mức phạt cao nhất khi tổ chức đánh bạc? (26.04.2025)