Tóm tắt vụ việc
Trần Thị Thu Trân (sinh năm 1980, giáo viên Trường THPT Quang Trung, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) bị truy tố về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo nguồn tin của báo chí, vì để kinh doanh mặt hàng ăn uống, Trân đã vay mượn tiền của ngân hàng và nhiều người khác. Nhưng vì làm ăn thua lỗ, không có tiền trả nợ, nữ giáo viên đã dùng thủ đoạn gian dối, lừa dối để vay 11,6 tỷ đồng rồi chiếm đoạt.
Theo đó, trong khoảng 04 tháng, nữ giáo viên đã lừa bà N.T.B.H, ông V.T.N, bà Đ.T.C.H, H.M.Đ bằng hình thức cho vay tiền, sang tên nhà để Trân đứng tên vay ngân hàng rồi chiếm đoạt. Cơ quan chức năng đã xác định bà B.H bị chiếm đoạt 4,8 tỷ đồng, ông T.N 2 tỷ đồng. bà C.H 2,5 tỷ đồng và M.Đ 2,3 tỷ đồng.
Trong quá trình điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai còn tiếp nhận thêm 7 đơn tố giác về tội phạm đối với Trần Thị Thu Trân có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 9,3 tỷ đồng, 20 chỉ vàng 9999 và 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phân tích tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Quy định pháp luật về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) (được bãi bỏ)
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Các hành vi cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Như vậy, để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần phải thỏa mãn đủ các yếu tố như sau:
Mặt khách quan:
-
Hành vi khách quan của tội này bao gồm:
-
Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại không biết được có hành vi gian dối;
-
Dùng thủ đoạn gian dối là đưa thông tin giả, không đúng sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin rằng đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.
-
-
Hậu quả của tội này là làm thiệt hại tài sản của người khác. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nếu hành vi gian dối bị phát hiện trước khi người bị lừa dối giao tài sản hoặc người bị lừa dối không phát hiện ra hành vi gian dối nhưng không giao tài sản thì không thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng hoặc nếu dưới 2.000.000 đồng thì phải thỏa mãn điều kiện được pháp luật quy định.
Khách thể: Khách thể của tội này là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối tượng tác động của tội này là tài sản, bao gồm vật, tiền.
Mặt chủ quan: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả nhưng vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Chủ thể: Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định nhóm người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật này.
Nữ giáo viên có thể đối diện với mức xử phạt như thế nào?
Liên hệ với vụ việc trên, Trần Thị Thu Trân đã có hành vi dùng thủ đoạn gian dối bằng hình thức cho vay tiền, sang tên nhà để Trân đứng tên vay ngân hàng rồi chiếm đoạt. Cơ quan chức năng đã xác định bà B.H bị chiếm đoạt 4,8 tỷ đồng, ông T.N 2 tỷ đồng. Bà C.H 2,5 tỷ đồng và M.Đ 2,3 tỷ đồng. Đồng thời, Trân còn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 9,3 tỷ đồng, 20 chỉ vàng 9999 và 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo các dấu hiệu trên, Trần Thị Thu Trân đủ các yếu tố để cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì Trần đã chiếm đoạt 11,6 tỷ đồng nên theo điểm a khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tình tiết định khung tăng nặng “Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;” cho khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Cho nên, Trần Thị Thu Trân có thể phải đối diện với án phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Trần Thị Thu Trân có thể phải đối diện với án phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
Bản án 07/2024/HS-PT ngày 26/01/2024 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thành phần đương sự:
-
Bị cáo: Lê Hữu Q, sinh năm 1991, nơi cư trú: Ấp A, xã L1, huyện L, tỉnh Bình Phước.
-
Bị hại: Nguyễn Hữu T1, sinh năm 1988, nơi cư trú: Ấp A, xã L1, huyện L, tỉnh Bình Phước.
-
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
-
Bà Trương Thị Thanh T2, sinh năm 1979, nơi cư trú: Tổ 2, ấp 11A, xã L1, huyện L, tỉnh Bình Phước.
-
Ông Trương Tấn Q1, sinh năm 1984, nơi cư trú: Ấp B, xã L1, huyện L, tỉnh Bình Phước.
-
Ông Lê Minh Đ, sinh năm 1988, nơi cư trú: Ấp F, xã L1, huyện L, tỉnh Bình Phước.
-
Tóm tắt vụ án
Vào năm 2021, bị cáo Lê Hữu Q làm môi giới bất động sản nên có quen biết với bị hại ông Nguyễn Hữu T1, bị cáo đã giới thiệu cho bị hại nhận chuyển nhượng, sang nhượng một số thửa đất để kiếm lời.
Đến khoảng tháng 4/2022, do không có tiền tiêu xài cá nhân, bị cáo nảy sinh ý định dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tiền đặt cọc chuyển nhượng của bị hại. Qua hội nhóm bất động sản L, bị cáo tìm được thửa đất đã được phân lô cắm cọc sẵn (trước đây thửa đất này bị cáo từng môi giới chuyển nhượng cho ông Trương Tấn Q1). Mặc dù ông Q1 không nhờ bị cáo chuyển nhượng lại nhưng bị cáo nói với bị hại rằng thửa đất trên là do chủ đất nhờ bị cáo tìm người nhận chuyển nhượng cho ông Q1.
Ngày 16/4/2022, bị cáo dẫn bị hại đi xem đất. Bị cáo nói dối là chủ thửa đất 5132 này đã giao cho bị cáo đứng ra chuyển nhượng và nhận tiền cọc cho chủ đất, giá chuyển nhượng là 380.000.000 đồng, đặt cọc trước 100.000.000 đồng, hẹn thời gian là 04 tháng sau ra công chứng. Vì tin tưởng nên bị hại đồng ý nhận chuyển nhượng thửa đất trên. Đến trưa cùng ngày, bị cáo đến nhà bị hại rồi hai bên ký kết hợp đồng đặt cọc, đồng thời bị hại giao tiền đặt cọc 100.000.000 cho bị cáo. Sau khi nhận tiền, bị cáo chiếm đoạt 100.000.000 đồng để tiêu xài cá nhân.
Đến ngày 14/7/2022, bị cáo tiếp tục nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của bị hại nên nói dối chủ đất đang cần tiền, yêu cầu bị hại bồi thêm tiền cọc 30.000.000 đồng và lùi ngày công chứng từ 16/8/2022 đến ngày 30/10/2022. Vì tin tưởng nên bị hại đồng ý và giao cho bị cáo 30.000.000 đồng. Sau khi nhận tiền, bị cáo chiếm đoạt 30.000.000 đồng để tiêu xài cá nhân. Gần đến hạn công chứng nhưng bị cáo vẫn chưa thực hiện, bị hại đã đưa bị cáo đến Công an xã L để làm việc. Quá trình làm việc tại đây, bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Ngoài ra, ngày 05/3/2022, bị cáo được bà Trương Thị Thanh T2 nhờ ký Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bị hại thửa đất số 1440 với giá 315.000.000 đồng và nhận tiền cọc thay bà Trương Thị Thanh T2, tiền lời bị cáo và bà T2 chia đôi. Cùng ngày, bị hại chuyển khoản cho bị cáo 90.000.000 đồng, bị cáo chuyển cho bà T2 70.000.000 đồng, còn lại bị cáo giữ 20.000.000 đồng tiền lời mà bà T2 cho bị cáo như thỏa thuận ban đầu. Đến ngày 08/4/2022, bị cáo tiếp tục yêu cầu bị hại giao thêm tiền cọc 65.000.000 đồng và xin bị hại cho gia hạn thời hạn công chứng đến ngày 30/10/2022, bị hại đồng ý và chuyển cho bị cáo 65.000.000 đồng. Số tiền này bị cáo giữ lại tiêu xài cá nhân. Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, do ông Lê Minh Đ bị bắt tạm giam, bị cáo và bà T2 không thể thực hiện hợp đồng, tuy nhiên không có ý định chiếm đoạt tiền. Bị cáo và bà T2 thống nhất hoàn trả số tiền đã nhận cọc cho bị hại.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo bị tuyên phạt 03 năm 06 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 25 tháng 10 năm 2023, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước có Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 139/QĐ-VKS kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm, đề nghị …”hủy phần giao dịch dân sự giữa bị cáo Lê Hữu Q với bị hại Nguyễn Hữu T1 và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Trương Thị Thanh T2 ký kết ngày 05/3/2022 để giải quyết trong vụ án dân sự khác, nếu nguyên đơn yêu cầu.”.
Nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm
Bị cáo Lê Hữu Q nhận được tổng cộng 285.000.000 đồng từ bị hại ông Nguyễn Hữu T1. Trong đó, 130.000.000 đồng là số tiền bị cáo chiếm đoạt, còn lại 155.000.000 đồng không phải là tiền chiếm đoạt. Trong số này, bị cáo đã chuyển cho bà Trương Thị Thanh T2 70.000.000 đồng, còn lại 85.000.000 đồng bị cáo giữ.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo, bị hại và người liên quan đã thỏa thuận:
-
Bị cáo trả cho bị hại tổng số tiền 215.000.000 đồng (bao gồm 130.000.000 đồng chiếm đoạt và 85.000.000 đồng không chiếm đoạt).
-
Bà Trương Thị Thanh T2 trả cho bị hại 70.000.000 đồng
Tòa án chấp nhận thỏa thuận này vì không trái quy định pháp luật và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm
Giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm: Tuyên bố bị cáo Lê Hữu Q phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xử phạt bị cáo Lê Hữu Q 03 (ba) năm 06 (sáu) tháng tù.
Buộc bị cáo Lê Hữu Q phải trả lại cho bị hại ông Nguyễn Hữu T1 tổng số tiền 215.000.000 đồng.
Buộc bà Trương Thị Thanh T2 phải trả lại cho bị hại ông Nguyễn Hữu T1 số tiền 70.000.000 đồng.
Cơ sở pháp lý: Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 174; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 38; Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay đến LHLegal để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (09.05.2025)
Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết (06.05.2025)
Phá nhanh vụ trộm vàng tại Phan Thiết: Con gái cùng bạn trai lấy trộm hơn 100 triệu đồng của gia đình (05.05.2025)
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long khiến một người tử vong: Diễn biến pháp lý và trách nhiệm dân sự? (05.05.2025)
Nhân viên trộm đồ của khách trong khách sạn: Vừa bị sa thải, vừa đối mặt án tù? (26.04.2025)
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị xử lý hình sự? (26.04.2025)
Tội rửa tiền: Những thủ đoạn phổ biến và biện pháp ngăn chặn (26.04.2025)
Chơi Niu Niu có bị đi tù không? Mức phạt cao nhất khi tổ chức đánh bạc? (26.04.2025)